Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Bạn đang cần hỗ trợ làm thủ tục ly hôn ? Bạn muốn giải quyết thủ tục ly hôn nhanh, giải quyết ly hôn vắng mặt, ly hôn chỉ cần lên tòa 01 buổi làm việc, giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, tài sản chung? 

Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật sư chuyên về ly hôn theo số điện thoại 094.821.0550 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ thủ tục ly hôn nhanh nhất.

Luật sư chuyên giải quyết ly hôn tại Hà Nội.

Luật L&V Law là đơn vị tư vấn ly hôn hàng đầu tại Hà Nội hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như:

Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, đơn ly hôn và giải quyết thủ tục ly hôn nhanh tại Hà Nội: 094.821.0550

Xã hội hiện nay đang ngày càng phát triển, không còn những định kiến về việc ly hôn. Chính vì vậy, thực trạng ly hôn trong đời sống ngày nay đang xảy ra ngày càng nhiều. Điều đó thể hiện sự bất hoà trong suy nghĩ, cách thức dạy con, sự kỳ vọng trong kinh tế… của vợ chồng. Tuy nhiên trên thực tế, việc ly hôn phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ trong hồ sơ, và việc bị mất các giấy tờ quan trọng là vấn đề đang xảy ra nhiều trong xã hội. Trong nội dung bài tư vấn Luật L&V LAW sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức pháp lý để giải quyết vấn đề Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Hồ sơ ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Theo quy định pháp luật, vợ chồng có yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (trường hợp ly hôn thuận tình) hoặc Đơn xin ly hôn/Đơn khởi kiện ly hôn (trường hợp ly hôn đơn phương);

– Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính hoặc bản trích lục);

– CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của hai bên vợ chồng còn thời hạn sử dụng;

– Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;

– Giấy khai sinh của con chung;

– Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản chung, nợ chung của hai vợ chồng (nếu có);

Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Đối với ly hôn thuận tình

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn thuộc về: Tòa án nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh nơi một trong hai bên vợ chồng đang cư trú hoặc làm việc. Theo đó, nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. 

Đối với trường hợp ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ly hôn thuận tình giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.

Đối với ly hôn đơn phương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 điều 37 và điểm a khoản 1 điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh nơi bị đơn hiện đang cư trú hoặc làm việc nếu bị đơn là cá nhân.

Trường hợp, ly hôn đơn phương yếu tố nước ngoài thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi nguyên đơn sống tại Việt Nam đang cư trú.

Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Ngõ 157B Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mất Giấy khai sinh của con có ly hôn được không?

Trường hợp 1: Đi xin trích lục bản sao giấy khai sinh

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, trích lục hộ tịch được hiểu là:

Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

      Theo đó, từ khái niệm trích lục hộ tịch, có thể hiểu trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện sinh của một cá nhân đã đăng ký khai sinh. Từ sự kiện cá nhân được sinh ra, Giấy khai sinh sẽ được cấp cho cá nhân đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Bản sao trích lục khai sinh bao gồm:

  • Bản sao trích lục được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch
  • Bản sao trích lục được chứng thực từ Giấy khai sinh

Như vậy, nếu bạn bị mất bản gốc giấy khai sinh có thể ra Cơ quan hộ tịch để xin cấp lại bản sao trích lục giấy khai sinh (UBND cấp xã, UBND cấp huyện…. nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi cư trú hiện tại).

      Tuy nhiên người yêu cầu cấp trích lục cần lưu ý, khi Cơ sở dữ liệu hộ tịch chưa được cập nhật hoàn thiện thì việc cấp trích lục giấy đăng ký khai sinh vẫn được cấp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh nơi cá nhân đã đăng ký khai sinh trước đây. Do đó, người yêu cầu cấp trích lục nên tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đăng ký khai sinh trước đây để thực hiện thủ tục trích lục khai sinh.

HỒ SƠ XIN TRÍCH LỤC KHAI SINH:

Để thực hiện thủ tục xin cấp trích lục giấy khai sinh, người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.
  • Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

      Bên cạnh những giấy tờ phải nộp, người có yêu cầu xin trích lục bản sao giấy khai sinh cần xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.

Trường hợp 2: Làm lại giấy khai sinh

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015 quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh như sau:

“Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.”

Trong trường hợp bạn mất giấy khai sinh bản chính và cơ quan hộ tịch mất Sổ Hộ tịch thì bạn phải thực hiện việc đăng ký lại khai sinh.

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm:

+ Tờ khai theo mẫu quy định. Trong đó có cam đoan về việc đã đăng ký khai sinh nhưng không lưu giữ được bản chính;

+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh. Gồm:

  • Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).
  • Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

Trường hợp không có hai loại giấy tờ trên thì sử dụng các giấy tờ sau làm cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

  • Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
  • Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
  • Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ; Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
  • Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Thẩm quyền giải quyết

Địa điểm nộp hồ sơ: UBND cấp xã (nơi đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi đang cư trú)

Trường hợp đăng ký tại Ủy ban xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây:

 – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Trường hợp đăng ký tại Ủy ban xã không phải nơi đã đăng ký khai sinh trước đây:

– Trường hợp này công chức tư pháp – hộ tịch phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân. sau đó, có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

– Ủy ban nhân dân nơi tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. Thời gian: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định; công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh theo quy định của Luật.

Chi tiết thủ tục ly hôn theo quy định hiện hành

Đối với ly hôn thuận tình

Bước 1: Nộp đơn, xét yêu cầu

  • Sau khi vợ/chồng gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi 1 trong 2 vợ chồng cư trú;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xét đơn yêu cầu.
  • Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự. Nếu hết thời hạn quy định mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.

Bước 2: Thụ lý việc dân sự

  • Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:

+ Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

+ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự; Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Bước 3: Chuẩn bị giải quyết việc dân sự

  • Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự.

Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Theo đó sẽ xảy ra hai trường hợp:  

– Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

+ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

+ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Bước 4: Quyết định mở phiên tòa xét xử

Giai đoạn này xảy ra khi rơi vào trường hợp sau khi Tòa án tiến hành hòa giải cho hai bên mà đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định. (Điều 397 BLTTDS 2105).

* Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn đồng thuận:

  • Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn)
  • Nếu trong quá trình giải quyết yêu cầu đồng thuận ly hôn mà các bên có tranh chấp về các vấn đề tài sản hoặc quyền nuôi con thì tòa án sẽ chuyển sang giải quyết vụ án ly hôn đơn phương theo quy định chung.

Đối với ly hôn đơn phương

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

  • Sau khi vợ/chồng gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xét đơn yêu cầu.(Khoản 2 Điều 191 BLTTDS 2015);
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây (Khoản 3 điều 191):

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 2: Thụ lý vụ án (Điều 195 BLTTDS 2015)

  •  Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. 
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo người khởi kiện phải tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền ứng án phí lại cho Tòa án; Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án ngay khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

– Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;

– Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Trường hợp trong phiên hòa giải, đương sự hòa giải được đoàn tụ thì tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải thành, trong vòng 7 ngày mà không có tranh chấp gì thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các được sự.

Nếu trong phiên hòa giải, các đương sự vẫn có tranh chấp hoặc mâu thuẫn thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ nếu xét thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của đương sự.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý (khoản 1 điều 203 BLTTDS 2015), trường hợp có trở ngại khách quan hoặc tình tiết phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.

Bước 4: Mở phiên tòa sơ thẩm

  • Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất  nếu đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì  HĐXX hoãn phiên tòa, trừ TH có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
  • Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà vắng mặt (Trừ TH có đơn đề nghị xét xử vắng mặt), nếu vắng mặt do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan Tòa án có thể hoãn phiên tòa; Nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì:

Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

* Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

  • Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn;
  • Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn;
  • Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.

Dịch vụ pháp lý về ly hôn Thuận tình của chúng tôi bao gồm:

  • Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu về việc ly hôn thuận tình;
  • Tư vấn ly hôn thuận tình về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản;
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan cho khách hàng;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách tại các cấp tòa án;
  • Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn thuận tình cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án.

Trên đây là tư vấn của Luật L&V LAW về: “Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?” theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

Công Ty Luật L&V LAW 

“GIÁ TRỊ TẠO NIỀM TIN”

Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 098.421.0550

Một số bài viết có liên quan:

Nếu bạn cần đươc Luật sư tư vấn Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?, bạn có thể liên hệ số điện thoại/zalo Tel: 094.821.0550 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?

Luật sư tư vấn Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.  Luật L&V Law  tự tin có thể giải đáp vấn đền liên quan đến hôn nhân gia đình, Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không? nói riêng  Luật L&V Law  sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền một cách nhanh chóng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp về quyền nuôi con; chia tài sản chung; nợ chung khi ly hôn. Cụ thể, nội dung công việc Luật L&V Law  thực hiện như sau:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách chuẩn bị; thu thập chứng cứ chứng minh liên quan hồ sơ khởi kiện ly hôn;
  • Nhận soạn thảo hồ sơ pháp lý; và các giấy tờ liên quan về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu Toà án xét xử vắng mặt.
  • Nhận ủy quyền nộp hồ sơ để giải quyết thủ tục ly hôn cho khách hàng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Đưa ra các phương án giúp khách hàng giải quyết tranh chấp ly hôn;
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn;
  • Luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác.

Xem thêm: Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh nhất của L&V Law 

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Ly hôn Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?

Luật L&V Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn khởi kiện về việc ly hôn; thu thập chứng cư;…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Xem thêm: Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh nhất của L&V Law 

Liên hệ Luật sư Ly Hôn nhanh – Luật L&V LAW

Nếu bạn cần tư vấn về ly hôn đăc biệt là trường hợp ly hôn Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?; bạn có thể liên hệ đến Luật L&V Law theo các phương thức sau

 Điện thoại (Zalo/Viber): 094.821.0550 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!