Cùng với sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp đã và đang được thành lập để nhằm mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận cũng như phản ánh một nền kinh tế phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp khá đa dạng, trong đó loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được coi là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết đúng và đầy đủ về loại hình doanh nghiệp này. Bài viết tập trung trình bày các vấn đề liên quan tới công ty TNHH 1 thành viên cũng như thủ tục thành lập loại hình doanh nghiệp này.
- Cơ sở pháp lý
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Luật Đầu tư năm 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ – CP, Nghị định của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp. - Công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Công ty TNHH 1 thành viên:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định…”
Như vậy, có thể đưa ra những vấn đề liên quan tới công ty TNHH 1 thành viên như sau:
– Công ty TNHH 1 thành viên trước hết là một doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu công ty. Cũng giống như loại hình Doanh nghiệp tư nhân, thì ở Công ty TNHH 1 thành viên thì cũng chỉ có duy nhất “một” đối tượng làm chủ sở hữu công ty/doanh nghiệp, tuy nhiên ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên thì có điểm khác là chủ sở hữu của công ty thì ngoài cá nhân ra còn có tổ chức (ở Doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ có thể là cá nhân);
– Công ty TNHH 1 thành viên không phải chỉ có một thành viên duy nhất trong công ty như một số người lầm tưởng, mà theo đó chúng ta cần hiểu là loại hình doanh nghiệp này sẽ có thể có nhiều thành viên, và từ khóa “một thành viên” ở đây được hiểu là có 1 thành viên là chủ sở hữu. Thành viên này có thể là cá nhân hoặc tổ chức (có thể là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước);
– Đúng như tên của loại hình doanh nghiệp “Công ty trách nhiệm hữu hạn”, chính vì vậy chủ sở hữu của công ty sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, (Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty), đây được coi là điểm khác so với chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân (trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu toàn bộ về các nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp);
– Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (được thành lập hợp pháp, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có con dấu riêng…). Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây được coi là điểm khác so với doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân);
– Công ty TNHH 1 thành viên được phát hành trái phiếu tuy nhiên sẽ không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Điều này xuất phát từ bản chất của loại hình công ty TNHH là mang tính đối nhân (bên cạnh tính đối vốn), tức giữa các thành viên trong công ty có sự quen biết, thân biết với nhau. Chính vì vậy nếu huy động vốn bằng cách phát hành cổ phần (cổ phiếu) thì thành viên bên ngoài – tức không có sự quen biết, thân thiết sẽ có thể tham gia vào công ty, qua đó không đảm bảo được tính đối nhân của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên nếu công ty TNHH 1 thành viên chuyển đổi thành công ty Cổ phần thì lúc này việc phát hành cổ phần sẽ được thực hiện (bản chất của công ty Cổ phần là mang tính đối vốn). - Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên
– Điều kiện về chủ thể thành lập công ty
+ Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Cá nhân, tổ chức không thuộc vào các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Điều kiện về tên công ty
+ Tên tiếng Việt của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải bao gồm hai thành tố: loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH/Công ty trách nhiệm hữu hạn) và tên riêng.
+ Tên Công ty TNHH 1 thành viên phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công typhát hành.
+ Không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
– Điều kiện về trụ sở công ty
+ Trụ sở chính của công ty TNHH 1 thành viên đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
+ Trụ sở công ty không được sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể.
– Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
+ Công ty TNHH 1 thành viên sẽ được tự do kinh doanh, tuy nhiên sẽ không được kinh doanh các ngành nghề bị cấm. Nếu ngành nghề đó chưa được quy định rõ thì có thể đăng ký chi tiết ngành nghề dự định kinh doanh. Các ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh bao gồm:
a) Kinh doanh các chất ma túy;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã;
d) Kinh doanh mại dâm;
e) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
f) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
+ Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì công ty TNHH 1 thành viên phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với Biểu cam kết WTO, phù hợp với hình thức đầu tư và tỉ lệ sở hữu trong công ty theo từng ngành nghề cụ thể. - Thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin liên quan tới Công ty TNHH 1 thành viên
Bao gồm:
+ Tên của công ty (bao gồm 2 thành tố: loại hình công ty + tên riêng), tên của công ty cần phải đảm bảo không bị trùng lặp, không bị gây nhầm lẫn với tên của công ty khác (để xác định thì chúng ta cần tiến hành tra cứu tên của công ty trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp);
+ Địa chỉ trụ sở của công ty (phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam), có địa chỉ cụ thể, rõ ràng;
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty (có thể là giám đốc, tổng giám đốc của công ty), thông tin của người đại diện sẽ được ghi trong điều lệ công ty và giấy phép đăng ký kinh doanh);
+ Vốn điều lệ của công ty;
+ Ngành nghề kinh doanh (cần xác định ngành nghề này không thuộc vào trường hợp bị cấm).
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty bao gồm:
– giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– 1 bản dự thảo về điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên;
– Danh sách thành viên sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
– Bản sao các giấy tờ sau:
+ Thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
– Mục lục hồ sơ, bìa hồ sơ và giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
(số lượng 1 bộ hồ sơ).
Bước 3: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư
– Sau khi hoàn thành hồ sơ, các nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc nơi đặt trụ sở công ty. Sau thời gian là 03 đến 05 ngày làm việc, khi hồ sơ đã được hợp lệ thì công ty sẽ được cấp Bản chính của giấy phép về đăng ký hoạt động kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản thông báo lý do. - Phí, lệ phí khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên
– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần.
– Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.
– Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
– Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là những vấn đề liên quan tới công ty TNHH 1 thành viên trở lên, thủ tục thành lập, mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các quý vị độc giả hiểu và nắm được các vấn đề cần lưu ý từ đó tạo cơ sở để thành lập hộ kinh doanh cá thể được thuận lợi và hiệu quả nhất!
Nếu bạn có những thắc mắc và cần sự hỗ trợ về quá trình thành lập hộ công ty TNHH 1 thành viên thì bạn có thể liên hệ đến Tuệ An LAW qua các phương thức sau:
+ Điện thoại (Zalo/Viber): 0984.210.550
+ Website: https://tueanlaw.com/
+ Email: [email protected].
– Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tốt nhất của Tuệ An LAW Tuệ An LAW cung cấp thông tin phí dịch vụ luật sư tư vấn tại Hà Nội như sau: Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn. Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của luật sư chính. Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,… Nhận đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Tòa án; Các dịch vụ pháp lý liên quan khác. Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Nếu bạn cần tư vấn pháp lý, có thể liên hệ đến Tuệ An LAW theo các phương thức sau: Điện thoại(Zalo/Viber): 094.821.0550 Website: https://tueanlaw.com/ Email: [email protected]