thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh

Để đi vào hoạt động chính thức, công ty hợp danh phải trải qua quy trình thành lập. Vậy trình tự đăng ký thành lập công ty hợp danh mới nhất được quy định như nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tuệ An Law.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT năm 2020

2. CÔNG TY HỢP DANH LÀ GÌ?

Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh là công ty có các đặc điểm sau :

– Gồm thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ công ty (ít nhất 02 người là chủ sở hữu chung, cùng kinh doanh dưới 01 tên chung) và thành viên góp vốn (có thể có) chịu khoản nợ trong phạm vi vốn đã cam kết góp.

– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

2.1. Trụ sở của Công ty Hợp danh

Trụ sở đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu nêu tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020:

– Đặt trên lãnh thổ Việt Nam.

– Là địa chỉ liên hệ của công ty hợp danh.

– Được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.

– Có số điện thoại liên hệ, số fax và thư điện tử (nếu có).

2.2. Tên của Công ty Hợp danh

Tên công ty hợp danh phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

– Viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Tên chi nhánh phải gồm cụm từ “chi nhánh”, văn phòng đại diện phải gồm cụm từ “Văn phòng đại diện”…

– Tên không được trùng (tên tiếng Việt viết giống hoàn toàn tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký).

– Tên không được gây nhầm lẫn (đọc giống; viết tắt trùng…).

3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH

3.1. Hồ sơ đăng ký

Theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp pháp khác của các thành viên;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư nước ngoài.

3.2. Trình tự thực hiện

  • Trường hợp đăng ký trực tiếp:

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản.

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

– Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

– Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

– Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

– Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

– Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

3.3. Cách thức thực hiện

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

3.4. Lệ phí thực hiện

– 50.000 đồng/lần, nộp tại thời điểm nộp hồ sơ nếu đăng ký trực tiếp (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

– Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

3.5. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

– Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh (Phụ lục I-5, Nghị định số 122/2020/NĐ-CP);

– Danh sách thành viên công ty hợp danh (Phụ lục I-9, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

3.6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

1. Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

2. Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.

3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp, lưu ý một số quy định như: tên bao gồm hai thành tố (loại hình và tên riêng); những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; tên trùng và tên gây nhầm lẫn.

3. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);

4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tuệ An Law về vấn đề này, nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ hotline: 0984.210.550 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Các bài viết khác:

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tốt nhất của Tuệ An LAW

Tuệ An LAW cung cấp thông tin phí dịch vụ luật sư tư vấn tại Hà Nội như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,…
  • Nhận đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Tòa án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Nếu bạn cần tư vấn pháp lý, có thể liên hệ đến Tuệ An LAW theo các phương thức sau:

Điện thoại(Zalo/Viber): http://0984210550

Website:http://tueanlaw.com

Email: [email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!