Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả. Do đó, chúng ta cần nên có những hiểu biết nhất định về chuyển giao công nghệ và các thủ tục khi thực hiện chuyển giao công nghệ. Gần đây Tuệ An Law nhận được rất nhiều  thắc mắc về “THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ”,  Tuệ An Law sẽ chia sẻ bài viết này để giải đáp những thắc mắc của khách hàng.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19/6/2017;
  • Nghị định 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018;
  • Thông tư số 02/2018/TT-BKHCN

2. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÀ GÌ?

Theo khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định: “Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

3. NHỮNG CÔNG NGHÊ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO 

Căn cứ Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
– Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
– Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
– Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
– Máy móc, thiết bị đi kèm theo các công nghệ trên.
Trường hợp công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

4. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ 

Theo Điều 30 Luật Chuyển giao công nghệ, cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (Mẫu số 03 Thông tư 02/2018/TT-BKHCN);
– Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ; trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực;
– Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có);
– Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao;
– Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
– Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

5.TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN

Bước 1: Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày, hết thời hạn này, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ và trả lại hồ sơ nếu có yêu cầu.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì phải đề nghị cấp Giấy phép mới.

6. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ HẠN CHẾ CHUYỂN GIAO

Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ được thực hiện theo trình tự sau đây:

– Chấp thuận chuyển giao công nghệ.

Đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư đã được thẩm định, lấy ý kiến công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư thì không phải chấp thuận chuyển giao công nghệ;

– Cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Hằng năm, bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước; bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài phải thực hiện báo cáo việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trên đây là tư vấn của Tuệ An Law về: “THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

TUỆ AN LAW

“GIÁ TRỊ TẠO NIỀM TIN”

Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 098.421.0550

Một số bài viết có liên quan:

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn khởi kiện về việc ly hôn; thu thập chứng cư;…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Điện thoại (Zalo/Viber): 094.821.0550

Website: https://tueanlaw.com/
Email: [email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!