Với nhịp độ phát triển của xã hội hiện nay thì nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng và các loại hình du lịch lưu trú cũng dần phát triển theo nhu cầu đó của con người. Đặc biệt đối với loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú thì những năm gần đây rất phát triển điều này đòi hỏi pháp luật  phải đưa ra nhưng quy định chặt chẽ để các cá nhân, tổ chức kinh doanh loại hình dịch vụ này có thể nắm bắt và dễ dàng quản lý hơn. Vậy thủ tục để được cấp phép đối với loại hình kinh doanh này là gì? Ngay sau đây Tuệ An Law sẽ cung cấp đầy đủ về thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Căn cứ pháp lý

  • Luật du lịch 2017;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật du lịch;
  • Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

1. Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì kinh doanh dịch vụ lưu trú được hiểu là loại hình kinh doanh các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch. Hay nói cách khác kinh doanh dịch vụ lưu trú là việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngắn hạn và cùng với đó là các dịch vụ đi kèm về ăn uống, giải trí, vui chơi,… và các hoạt mang tính giải trí khác.

Hiểu một cách đơn giản thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh phòng ngủ của cơ sở lưu trú du lịch nhắm đáp ứng các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi và dịch vụ khác cho khách du lịch được phép lưu trú tạm thời tại một nơi, một khu vực hoặc một đất nước phát triển du lịch trong khoảng thời gian nhất định.

2. Có mấy hình thức kinh doanh lưu trú

Căn cứ vào quy định tại Điều 48 luật Du lịch năm 2017 thì dịch vụ lưu trú hiện nay có 8 loại hình dưới đây:

1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

3. Thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

 Căn cứ theo quy định tại Luật Du lịch năm 2017 cụ thể tại Điều 49 

 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Nhu vậy đối với dịch vụ kinh doanh lưu trú thì các cơ sở kinh doanh phải làm đủ 4 loại thủ tục sau: Thủ tục xin giấy phép đăng kí kinh doanh dịch vụ lưu trú, thủ tục xin  giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy dịch vụ lưu trú và thủ tục xin giấy phép công nhận hạng cơ sở lưu trú.

3.1 Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú thì các cá nhân, tổ chức phải thành lập một loại hình doanh nghiệp nhất định như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh các thể,…Đối với thủ tục đăng kí kinh doanh sẽ gồm hai bước sau:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nộp một bộ hồ sơ đầy đủ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi cơ sở đó kinh doanh dịch vụ lưu trú.
  • Sau thời gian 03 (ba) ngày làm việc, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nhận Giấy chứng nhận kinh doanh. Nếu sau 03 ngày không nhận được Giấy chứng nhận, cơ quan đăng ký kinh doanh phải lập văn bản và giải thích rõ lý do.

Xem thêm: Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

3.2 Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự

Đối với thủ tục này thì tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

Hồ sơ xin giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
  • Bản sao hợp lệ của một trong các loại giấy tờ sau
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
  • Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đối với người Việt Nam ở trong nước kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đối với người Việt Nam ở nước ngoài của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh,

Ngoài ra đối với thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú được quy định như sau:Cơ sở kinh doanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Hình thức nộp hồ sơ có 3 phương thức tiến hành bao gồm:

  • Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;
  • Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính;
  • Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an.

Thời gian hoàn thành việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú là từ 04 – 05 ngày làm việc. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.

3.3 Thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy

Với quy định tại Điều 5 Nghị định Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định;
  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ để tiến hành xin cấp phép đảm bảo phòng cháy, chữa cháy theo quy định thì phải được phải được người đứng đầu cơ sở lập và lưu trữ lại. Đồng thời hồ sơ phải đáp ứng theo đúng quy định của Bộ Công An.

3.4 Thủ tục xin giấy phép công nhận hạng cơ sở lưu trú

Theo quy định tại Luật du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn hiện hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận hạng lưu trú du lịch như sau:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm, sau thời gian này nếu như cơ sở kinh doanh vẫn kinh doanh loại hình dịch vụ này thì tiếp tục gia hạn thêm.

Với lệ phí theo hạng như sau:

  • Hạng 1 sao, 2 sao: 1.500.000 VNĐ.
  • Hạng 3 sao: 2.000.000 VNĐ.
  • Hạng 4 sao, 5 sao: 3.500.000 VNĐ.
  • Thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (bao gồm thẩm định, công nhận mới và thẩm định, công nhận lại): 1.000.000 VNĐ.

Trên đây Tuệ An Law đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về trình tự và thủ tục đăng ký cấp phép đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Tuệ An Law

Giá trị tạo niềm tin 

Tuệ An Law chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý hàng đầu Hà Nội: 

  • Tư vấn, hướng dẫn khách chuẩn bị; thu thập chứng cứ chứng minh liên quan hồ sơ thành lập doanh nghiệp
  • Nhận soạn thảo hồ sơ pháp lý; và các giấy tờ liên quan về thành lập doanh nghiệp
  • Soạn thảo đơn yêu cầu Toà án xét xử;
  • Nhận ủy quyền nộp hồ sơ để giải quyết vấn đề doanh nghiệp mới nhất cho khách hàng;
  • Đưa ra các phương án giúp khách hàng giải quyết thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp liên quan;

Luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án có thẩm quyền.

Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác.

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì? Thủ tục thành lập

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.

Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.

Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn khởi kiện về việc ly hôn; thu thập chứng cứ;…

Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Tòa án;

Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Xem thêm: THỦ TỤC RÚT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT

Liên hệ ngay Luật sư nhanh – Tuệ An Law

Nếu bạn cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp hãy xem một số bài viết khác của chúng tôi hoặc bạn có thể liên hệ đến Tuệ An Law theo các phương thức sau:

 Điện thoại (Zalo/Viber): 094.821.0550 

Website: tueanlaw.com

Email: [email protected]

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!