Giấy phép con là gì? Thủ tục xin cấp giấy phép con
Trong hoạt động kinh doanh, với nguyên tắc “tự do kinh doanh nhưng trong khuôn khổ pháp luật” thì khi các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật quy định cần phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì các doanh nghiệp cần phải có các thủ tục xin cấp giấy phép để có thể hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của mình. Trong các ngành nghề kinh doanh thì có những ngành nghề có điều kiện, các ngành nghề này bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì mới hoạt động kinh doanh ngành nghề đó. Và sự đồng ý, cho phép của cơ quan có thẩm quyền đối với ngành, nghề mà doanh nghiệp xin cấp phép được thể hiện dưới dạng giấy phép, thường gọi là giấy phép con. Để nắm rõ và hiểu hơn về Doanh nghiệp tư nhân và thủ tục thành lập, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tuệ An Law, hoặc truy cập vào liên kết: https://tueanlaw.com/?p=6143&preview=true

  1. Cơ sở pháp lý

    – Luật Đầu tư năm 2020;
    – Luật Doanh nghiệp năm 2020;
    – Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Một số vấn đề pháp lý về giấy phép con

    – Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện. Tại Luật Đầu tư năm 2020 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
    – Là văn bản bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;
    – Đối với mỗi ngành, nghề khác nhau, điều kiện và quy định để được cấp giấy phép con cũng sẽ khác nhau;
    – Thông thường hầu hết các giấy phép con đều có thời hạn sử dụng, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới thì mới có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh;
    – Giấy phép con sẽ được cấp dưới một trong các hình thức sau: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận/chấp thuận
    – Giấy phép con có vai trò to lớn, cụ thể:
    + Giấy phép con đối với doanh nghiệp chính là sự đảm bảo về mặt pháp lý;
    + Đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh thể hiện sự cho phép doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện của Cơ quan Nhà nước.
    – Giấy phép con trên thực tế còn tồn đọng những hạn chế nhất định, qua đó gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể:
    + Pháp luật quy định nhiều loại giấy phép con, các quy định còn rải rác, thiếu tính hệ thống nên gây khó khăn cho doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật;
    + Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới, đồng nghĩa với việc tham gia nhiều các Hiệp định tự do thương mại từ đó hình thành nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Từ đó đòi hỏi pháp luật cần liên tục được đổi mới để phù hợp với tình hình hiện tại, nhưng đi kèm đó là bất cập có những loại hình mới chưa được quy định rõ ràng, quy định cứng nhắc gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước;
  3. xem thêm một số bài viết của Tuệ an law tại đây: Tư vấn Giấy phép con
    + Thủ tục cấp giấy phép con tương đối phức tạp mà hệ thống quản lý lại chưa thực sự phân cấp rõ ràng nên gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi tìm hiểu các thủ tục để xin cấp phép;
    + Việc xác định điều kiện, đáp ứng các điều kiện và tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép con còn tốn nhiều thời gian, tốn nhiều công sức của doanh nghiệp.
  4. Các trường hợp xin cấp giấy phép con

    – Thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
    + Sản xuất con dấu.
    + Kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
    + Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy.
    + Kinh doanh dịch vụ kế toán.
    + Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
    + Kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
    + Kinh doanh rượu.
    + Kinh doanh dịch vụ việc làm.
    + Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên
    + Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
    + Kinh doanh dược 
    + Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
    Như vậy nếu doanh nghiệp thực hiện kinh doanh, đầu tư vào các ngành, nghề nêu trên thì sẽ cần phải xin cấp giấy phép con ở tại cơ quan có thẩm quyền.
    – Giấy phép con hết hiệu lực hoặc bị mất thì cũng phải yêu cầu gia hạn hoặc cấp mới. 
  5. Các loại giấy phép co

    – Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
    – Xin giấy phép hoạt động ngành in
    – Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện An ninh trật tự
    – Xin giấy phép hoạt động sàn giao dịch bất động sản
    – Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
    – Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
    – Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học )
    – Xin giấy phép sản xuất thuốc thú y
    – Xin giấy phép thành lập trường mầm non
    – Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm
    – Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám
    – Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
    – Xin giấy phép nhập khẩu
    – Giấy phép quảng cáo
    – Giấy phép dạy nghề cơ sở
    – Giấy phép bán lẻ rượu
    – Giấy phép bán buôn rượu
    – Xin giấy phép sản xuất rượu
    – Giấy phép hoạt động trang tin điện tử ICP
    – Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất
    – Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe oto
    – Giấy phép khuyễn mãi theo chương trình
    – Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài
    – Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
  6. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép con


    – Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện;
    – Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    – Bản điều lệ công ty;
    – Bản phương án kinh doanh dự kiến;
    – Thông tin/Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập;
    – Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp;
    Các giấy tờ pháp lý khác đối với từng ngành nghề cụ thể.
  7. Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp? bạn cần tư vấn về thủ tục? xem thêm bài viết của tuệ an law Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp hoặc liên hệ sdt 0984.210.550 để được tư vấn
  8. Thủ tục xin cấp giấy phép con


    Tùy vào từng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà sẽ có những thủ tục riêng, chẳng hạn:
    – Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
    + Nộp hồ sơ trực tiếp đến Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
    + Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
    – Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy:
    + Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
    + Thời hạn giải quyết từ 5 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
    – Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
    + Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh)
    + Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
    Trên đây là những vấn đề liên quan tới giấy phép con và thủ tục xin cấp giấy phép con, mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các quý vị độc giả hiểu và nắm được các vấn đề cần lưu ý!
    Xem thêm:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!