Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, các vấn đề liên quan đến tài sản luôn luôn nhận được sự quan tâm, đặc biệt là tài sản cha mẹ cho con. Trên thực tế, quan hệ tặng cho giữa cha mẹ và con chung/còn riêng là vấn đề xảy ra vô cùng phổ biến. Vậy tặng tài sản cho con riêng có cần được sự đồng ý của vợ hay không? Để hiểu thêm về vấn đề này, mời các bạn đón đọc bài viết sau của Luật Tuệ An: Tặng tài sản cho con riêng cần sự đồng ý của vợ không?

1. Tặng tài sản cho con riêng cần sự đồng ý của vợ không?

Việc người chồng tặng tài sản cho con riêng có phải hỏi và nhận được sự đồng ý của người vợ hay không còn phụ thuộc vào việc tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng của hai vợ chồng. Trong trường hợp đó là tài sản riêng của chồng thì người chồng hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định cá nhân về việc cho hay không cho tài sản đó mà không cần hỏi ý kiến của người vợ. Vì vậy, đối với câu hỏi: Chồng tặng tài sản cho con riêng có cần được sự đồng ý của vợ hay không? Cần phải chia 02 trường hợp như sau:

TH1: Tài sản tặng cho là tài sản chung của cả hai vợ chồng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định, quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản chung của hai vợ chồng, Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định: Vợ chồng hoàn toàn có quyền bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình tạo lập, sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản chung của mình, tuyệt đối không được có hành vi phân biệt giữa những người lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Đặc biệt hơn, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định, việc chiếm hữu và định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

  • Tài sản được xác định là bất động sản;

  • Động sản theo quy định của pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu;

  • Tài sản đang tạo ra nguồn thu nhập chính, chủ yếu của cả gia đình.

Như vậy thì có thể nói, tài sản chung nếu muốn chuyển nhượng hoặc tặng cho thì bắt buộc phải có sự thỏa thuận, đồng ý từ hai phía vợ chồng. Vì vợ và chồng có quyền ngang nhau trong quá trình sử dụng, chiếm hữu tài sản chung.

Hay nói cách khác, người chồng khi có nhu cầu tặng tài sản chung cho con riêng thì bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của người vợ.

TH2: Tài sản tặng cho là tài sản riêng của người chồng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng. Cụ thể như sau:

  • Vợ, chồng hoàn toàn có quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản riêng của mình, có quyền nhập tài sản riêng hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của cả hai vợ chồng;

  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không thực hiện thủ tục ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Quá trình quản lý tài sản cần phải đảm bảo lợi ích của người có tài sản;

  • Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người đó;

  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó được xác định là nguồn sống, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình thì việc định đoạt tài sản này bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của hai vợ chồng.

Như vậy, người chồng hoàn toàn có quyền tự định đoạt, tặng cho tài sản riêng cho con riêng của mình mà không cần sự đồng ý của người vợ.

Hay nói cách khác, khi người chồng có nhu cầu tặng cho tài sản riêng của mình cho con riêng thì sẽ không cần phải hỏi ý kiến của người vợ.

2. Khi nào tặng tài sản riêng cho con riêng nhưng vẫn cần có sự đồng ý của vợ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về trường hợp định đoạt tài sản riêng vẫn phải có sự đồng ý của người vợ. Theo đó:

Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng tuy nhiên hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó được xác định là nguồn sống, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình thì quá trình định đoạt tài sản này cần phải được sự đồng ý của cả hai bên vợ chồng.

Như vậy, về nguyên tắc thì người chồng khi có nhu cầu tặng cho tài sản riêng của mình cho con riêng thì sẽ không cần có sự đồng ý của người vợ. Tuy nhiên có trường hợp đặc biệt, nếu người chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó được xác định là nguồn sống duy nhất của cả gia đình thì quá trình người chồng định đoạt, tặng cho tài sản này cho con riêng vẫn cần phải có sự đồng ý của người vợ.

Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Tặng tài sản cho con riêng cần sự đồng ý của vợ không?” theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

Xem thêm:

Xác lập tài sản riêng của vợ chồng khi được tặng cho

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện,  thu tập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể. Liên hệ ngay đến số điện thoại 094.821.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo/Viber): 098.421.0550.

Website: http://tueanlaw.com/

Email:[email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!