Hiện nay các vấn đề xoay quanh thuế đang rất được quan tâm, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, các vấn đề về loại thuế này đang được các doanh nghiệp, công ty lưu tâm rất nhiều. Đây là loại thuế thu trên thu nhập của doanh nghiệp hay còn được gọi là thuế thu nhập công ty, là loại thuế phổ biến trên thế giới. Nếu không kịp thời cập nhật các vấn đề về thuế sẽ dẫn đến sai sót trong quá trình quyết toán. Như vậy, Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Theo đó, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đồng thời cũng là “người” nộp thuế.

Đối với thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế là doanh thu đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN, chỉ khi DN kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế TNDN. Thuế TNDN sử dụng thuế suất đồng nhất, mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số lại thu nhập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu chính thuế của mỗi nước.

Đây là một loại thuế vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện cho Nhà nước.

2. Đối tượng phải đóng thuế doanh nghiệp

Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định, hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN thì các đối tượng bắt buộc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty Điều hành chung.

b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.

c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

– Chi nhánh, văn phòng Điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

– Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

– Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

– Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

e) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.

3. Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Lưu ý: Vừa qua, Bộ Tài Chính trình Dự thảo Nghị định bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về hóa đơn, chứng từ đã sửa đổi quy định tạm nộp 75% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý cập nhật thêm các quy định mới trong thời gian tới để áp dụng khi nộp thuế TNDN năm 2021.

Về thời hạn nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp khi nộp hồ sơ quyết toán thuế, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính:
– Ví dụ kỳ kế toán của doanh nghiệp theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021 thì thời hạn nộp thuế TNDN năm 2021 là 31/3/2022 (đối với doanh nghiệp có phát sinh thuế TNDN phải nộp).
– Kỳ kế toán năm của doanh nghiệp từ 1/4/2021 đến 31/3/2022 thì thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN năm 2021 là 30/6/2022 nếu doanh nghiệp có phát sinh thuế TNDN phải nộp.

4. Câu hỏi thường gặp 

Nộp thuế doanh nghiệp ở đâu?

Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo các cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước;
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
  • Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng;
  • Thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.

Nộp chậm thuế có bj phạt không?

Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định cụ thể hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNDN so với thời hạn quy định. Theo đó, việc chậm nộp thuế có thể bị hoặc cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 triệu – 25 triệu đồng tùy trường hợp cụ thể.

Công thức tính thuế TNDN như sau: Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN x Thuế suất.

Việc tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong trường hợp gặp phải các vấn đề xoay quanh nó, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.

Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Khi nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?” theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.550.

Xem thêm:

Hướng dẫn nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh online

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện,  thu tập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể. Liên hệ ngay đến số điện thoại 094.821.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo/Viber): 094.821.550

Website: http://tueanlaw.com/

Email:[email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!