Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về những lưu ý khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Bạn muốn thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết chọn loại hình nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật sư chuyên về doanh nghiệp theo số điện thoại 0984.210.550 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ thủ tục thành lập công ty cổ phần nhanh nhất.
Luật sư chuyên giải quyết pháp lý tại Hà Nội.
1.Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường do cá nhân muốn mở công ty và không muốn nhiều người cũng sở hữu công ty của mình.
- Ưu điểm:
- Thủ tục thành lập công ty đơn giản
- Chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật so với các loại hình doanh nghiệp khác
- Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh.
- Bởi vì không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân (chủ doanh nghiệp) nên doanh nghiệp tư nhân rất dễ để vay mượn tiền từ phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
- Nhược điểm:
- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 Doanh Nghiệp Tư Nhân. Cá nhân đã thành lập doanh nghiệp tư nhân thì không thể đứng tên chủ hộ kinh doanh cũng như không thể là thành viên của một Công ty Hợp Danh khác.
- Do không có tư cách pháp nhân, nên không có sự phân biệt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp (cá nhân) với tài sản của doanh nghiệp do đó mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
- Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp. Kể cả đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật.
2. Công ty hợp danh
Là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, Trong khi đó thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Ưu điểm:
- Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cho nên có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân các thành viên tham gia góp vốn. Tuy nhiên trách nhiệm của các thành viên hợp danh đối với công ty vẫn là vô hạn.
- Mô hình tổ chức công ty khá đơn giả, không cần thiết có nhiều phòng ban rườm rà.
- Nhược điểm:
- Khác với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
- Thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty phải làm thông báo bằng văn bản trước đó ít nhất 06 tháng và chỉ được phép rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính (bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp) và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
3. Công ty cổ phần
Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều này giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông khi góp vốn khi đầu tư vào công ty.
- Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì chỉ có công ty cổ phần là có quyền phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn là rất lớn. Với tiềm lực kinh tế mạnh thì việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề của loại hình công ty này trở nên rất dễ dàng giúp cho các nhà đầu tư sinh lời nhanh chóng.
- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp cũng rất dễ dàng nên phạm vi đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả cán bộ công chức nhà nước cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
- Nhược điểm:
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn những loại hình khác.
- Việc quản lý điều hành phức tạp do số lượng cổ đông không hạn chế; có thể có sự phân hoá thành nhiều nhóm đối kháng lợi ích.
- Quyền của những người điều hành (tổng giám đốc, giám đốc,…) trong công ty cổ phần bị hạn chế trong một số trường hợp phải được sự thông qua của Hội đồng cổ đông
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Là loại hình doanh nghiệp có hai hình thức hoạt động: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên
4.1 Công ty TNHH một thành viên
Loại hình doanh nghiệp này có một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Toàn bộ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ do chủ sở hữu chịu trách nhiệm.
- Ưu điểm:
- Một sở hữu, toàn quyền quyết định
- Có tư cách pháp nhân,
- chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).
- Nhược điểm:
- Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn cho người khác.
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật
- Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu
4.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất từ 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức trở lên làm chủ sở hữu nhưng không được vượt quá 50 thành viên.
- Ưu điểm:
- Số lượng thành viên không nhiều (2-50), quản lý điều hành không phức tạp
- Có tư cách pháp nhân nên có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân vì vậy các thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho các thành viên góp vốn khi đầu tư vào công ty.
- Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn
- Nhược điểm:
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
- Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu
Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Những lưu ý khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.
Một số vấn đề liên quan:
- Doanh nghiệp tư nhân là gì? Thủ tục thành lập
- Đăng ký biến động quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải tại Hà Nội
Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
• Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
• Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
• Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn khởi kiện về việc ly hôn; thu thập chứng cư;…
• Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
• Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0984.210.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.
Xem thêm: Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh nhất của Tuệ An Law
Nếu bạn cần tư vấn về Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất, hãy xem một số bài viết hoặc bạn có thể liên hệ đến Tuệ An LAW theo các phương thức sau
Điện thoại (Zalo/Viber): 0984.210.550
Website: http://tueanlaw.com
Email:[email protected]