Cùng với sự điều chỉnh của pháp luật đã có tác động đến sự thay đổi trong đời sống hôn nhân và gia đình, quyền tự do dân chủ của nhân dân ta ngày càng được công nhận và bảo vệ. Ngay cả khi ly hôn, các thành viên trong gia đình vẫn có trách nhiệm đối với nhau. Đặc biệt, vấn đề cấp dưỡng luôn là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Với mục đích của việc cấp dưỡng là đảm bảo rằng số tiền được cung cấp đủ để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của con cái, đặc biệt là khi chúng chưa đủ khả năng tự nuôi sống bản thân. Đây là quyền, cũng là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Vậy hiện nay pháp luật Việt Nam đang quy định như thế nào xoay quanh vấn đề này?

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
  • Bộ Luật Hình sự 2015
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP

1. Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là gì?


Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là trách nhiệm của một người đóng góp tiền bạc hoặc tài sản khác để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của người không sống chung với mình, nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc đang được nuôi dưỡng. Trường hợp này bao gồm người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống, cũng như người gặp khó khăn, túng thiếu.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp chăm sóc con có trách nhiệm cung cấp sự cấp dưỡng cho con.

Từ đó, có thể xác định rằng nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp chăm sóc con và trách nhiệm này sẽ kéo dài cho đến khi con trưởng thành và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi sống.

2. Quyền cấp dưỡng cho con có thể thay đổi sau khi ly hôn không?

2.1. Thay đổi về người cấp dưỡng

Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

  • Trong trường hợp có yêu cầu từ phía cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được xem xét khi có một trong các căn cứ sau:
    • Cha, mẹ đạt được thỏa thuận phù hợp với lợi ích của con về việc thay đổi người trực tiếp nuôi.
    • Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trực tiếp.
  • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cần xem xét nguyện vọng của con từ khi con đủ 7 tuổi trở lên.
  • Trong trường hợp cả cha lẫn mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
  • Các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên lợi ích của con:
    • Người thân thích.
    • Cơ quan quản lý gia đình.
    • Cơ quan quản lý trẻ em.
    • Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Quyền cấp dưỡng có thể thay đổi khi đáp ứng một trong các điều kiện trên.

Vì vậy, trong trường hợp ly hôn, muốn giành lại quyền trực tiếp nuôi con, vợ hoặc chồng cần thỏa thuận với người còn lại về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sao cho phù hợp với lợi ích của con, hoặc vợ/chồng cần chứng minh rằng mình có đủ điều kiện và khả năng nuôi dưỡng con tốt hơn người còn lại. Và người không trực tiếp nuôi con sẽ cần thực hiện việc cấp dưỡng cho con theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

2.2. Thay đổi về mức và phương thức cấp dưỡng

Theo quy định của pháp luật, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng năm hoặc một lần, tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Các bên có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng (trong trường hợp không thỏa thuận được, có thể yêu cầu tòa án giải quyết).

Căn cứ theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ví dụ: Nếu vợ/chồng muốn thay đổi mức cấp dưỡng từ 2 triệu/tháng lên 3 triệu/tháng cho con, điều này là khả thi nếu có lý do chính đáng. “Lý do chính đáng” ở đây có nghĩa là với mức cấp dưỡng hiện tại là 2 triệu/tháng, không đảm bảo đủ cho việc chăm sóc, học tập và giáo dục con một cách bình thường. Để thực hiện việc thay đổi này, trước hết cần thỏa thuận giữa vợ, chồng về việc nâng mức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được, bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết để thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp.

3. Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly

Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, theo quy định trên, mức cấp dưỡng có thể được thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng, hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng. Điều này có nghĩa là người không trực tiếp chăm sóc con có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng con hoặc với người đang trực tiếp chăm sóc con.
Theo quy định tiếp theo của luật này, mức cấp dưỡng được xác định dựa trên thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu các bên không thể tự thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án can thiệp và giải quyết. Ngoài ra, mức cấp dưỡng này có thể được thay đổi thông qua thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, bên có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp và giải quyết.

4. Phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn


Hiện tại, vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể về mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Do đó, để xác định mức cấp dưỡng cụ thể, Tòa án thường căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn và các thông tin liên quan khác để đánh giá các chi phí hợp lý liên quan đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc con, cũng như thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lý thế nào?

5.1. Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải
thực hiện nghĩa vụ đó.

Nếu chồng hoặc vợ có hành vi trốn tránh nghĩa vụ hoặc không tự nguyện thực hiện đúng nghĩa vụ đã được có bản án, quyết định của Tòa án, người còn lại hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi người không thực hiện nghĩa vụ đang cư trú buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm
2014.
Bên cạnh đó, nếu chồng hoặc vợ vẫn cố chấp không chịu thực hiện nghĩa vụ, người còn lại cũng có thể yêu cầu xử phạt hành chính theo Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

5.2. Xử phạt hình sự

Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:

Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm.

  • Thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: (1) Trong trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án mà người cấp dưỡng Không chấp hành bản án mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chết. Hoặc (2) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  • Thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người trốn nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

———————-

6. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trên đây Tuệ An LAW xin tư vấn cho cho quý khách về vấn đề: QUYỀN-NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON SAU KHI LY HÔN. Nếu còn bất kì vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn hoàn toàn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550 Một số bài viết có liên quan: LY HÔN NHANH VỚI Tuệ An LAW Thủ tục ly hôn thuận tình mới nhất Nếu bạn cần được Luật sư tư vấn Dịch vụ giải quyết ly hôn thuận tình nhanh tại Hà Nội theo thủ tục mới nhất, ban có thể liên hệ số điện thoại/zalo: 094.821.0550 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ Dịch vụ giải quyết ly hôn thuận tình nhanh tại Hà Nội theo thủ tục mới nhất

❤ Công ty TNHH Tuệ An Law

“ Giá trị tạo niềm tin”

———————————————————

🏠Trụ sở: Số 91 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

📞 Hotline: 0984210550

🖥 website : https://tueanlaw.com/

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!