Ly hôn với người bị mất năng lực dân sự

Dạo gần đây có khá nhiều câu hỏi về thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực dân sự cũng như mong muốn đơn phương ly hôn được đặt ra khá nhiều. Và nếu bạn cũng đang tìm kiếm những thông tin về thủ tục đó, vậy mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của TUỆ AN LAW hoặc liên hệ Luật sư chuyên về thủ tục ly hôn theo số điện thoại 094.821.0550 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ giải đáp những thắc mắc về thủ tục cũng như quá trình ly hôn nếu vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ Luật dân sự 2015

Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 

  1. NGƯỜI BỊ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Bộ Luật dân sự 2015, người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể được hiểu là người không thể nhận thức hay làm chủ hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác.

Dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người đó là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

  1. CÓ THỂ ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN VỚI NGƯỜI BỊ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ HAY KHÔNG?

Đơn phương ly hôn là việc chồng hoặc vợ không thể cùng giải quyết những vấn đề, vướng mắc ví dụ như tài sản chung, riêng,  quyền nuôi con,…Vậy thì liệu rằng nếu một trong hai người chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại có thể đơn phương ly hôn được hay không? Bạn hãy đọc những thông tin dưới đây do TUỆ AN LAW cung cấp căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành như sau:

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chồng hoặc vợ hay cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 

Thêm vào đó, cha mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu chồng hoặc vợ là người bị mất năng lực hành vi dân sự do bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức hay làm chủ hành vi của mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với vợ.

  1. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI BỊ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ 

Căn cứ tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ sơ thẩm tranh chấp về hôn nhân gia đình.

Đối với việc giải quyết đơn phương ly hôn được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền đó thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở

Vì vậy, Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú và làm việc có thẩm quyền giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn với người bị mất hành vi dân sự.

  1. THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI BỊ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

4.1 Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ cho thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự (viết tay hoặc đánh máy) và lưu ý phải làm đúng theo quy định của từng Tòa án
  • Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn 
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu 
  • Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu, sổ tạm trú của hai vợ chồng 
  • Bản sao chứng thực  giấy khai sinh của các con 
  • Các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan như sổ tiết kiệm,đăng ký xe,bản tự khai của con trên 7 tuổi,…

4.2 Trình tự giải quyết trường hợp ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự

Bước 1: Nếu cần thì yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự

Trong quá trình chuẩn bị xét đơn yêu cầu Tòa án sẽ giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố là bị mất năng lực hành vi dân sự.

Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu sau khi nhận được kết luận giám định. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự (được nêu tại mục trên)

Bước 3: Nộp hồ sơ khởi kiện xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền thông qua các phương thức:

  • Nộp trực tiếp hồ sơ tại Tòa 
  • Nộp hồ sơ qua bưu điện

Bước 4: Hồ sơ được tiếp nhận, xem xét và trả kết quả xử lý đơn.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm phán Tòa án được phân công giải quyết sẽ đưa ra thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí ly hôn

Bước 5: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, rồi nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án. Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và ra thông báo thụ lý vụ án.

Bước 6: Tòa án triệu tập lấy lời khai và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành

Nếu Tòa án không chấp thuận yêu cầu ly hôn thì người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật hiện hành

Án phí cho thủ tục ly hôn được quy định tại danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14.

Trên đây là tư vấn của TUỆ AN LAW về “Thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự” theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550

Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí 098.421.0550

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!