Hộ kinh doanh được xem là một trong những lực lượng sản xuất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sớm nhận thức rõ về vai trò của hộ kinh doanh trong quá trình đổi mới phát triển đất nước, vì vậy nhà nước ta đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh phát triển. Vậy một địa chỉ có được phép đăng ký vào hộ kinh doanh hay không?

1. Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định về hộ kinh doanh như sau:

– Hộ kinh doanh là tổ chức do một cá nhân hoặc do các thành viên trong hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với quá trình hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh đó. Trong trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một trong những thành viên đó trở thành đại diện của hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền để trở thành người đại diện của hộ kinh doanh sẽ được xác định là chủ hộ kinh doanh;

– Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thực hiện hoạt động làm muối và những người bán hàng rong, buôn bán quà vặt, buôn chuyến, những người kinh doanh lưu động, những người kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp sẽ không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, ngoại trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương mà mình quản lý.

Theo đó thì có thể nói, hiểu một cách đơn giản thì hộ kinh doanh là tổ chức do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình thực hiện đăng ký thành lập, đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh đó.

Về vấn đề đăng ký hộ kinh doanh, căn cứ theo quy định tại Điều 86 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh. Theo đó:

– Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được xác định là nơi hộ kinh doanh đó thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế;

Xem thêm:  Một địa điểm cùng thành lập hộ kinh doanh và công ty được không?

– Một hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên bắt buộc phải lựa chọn một địa điểm cụ thể để đăng ký trụ sở của hộ kinh doanh, đồng thời cần phải thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý thuế và các cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại của hộ kinh doanh.

Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay không nghiêm cấm việc nhiều hộ kinh doanh cùng đăng ký trên một địa chỉ nhất định. Hộ kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, miễn là lựa chọn một địa điểm để trở thành trụ sở chính của hộ kinh doanh và thông báo các địa điểm kinh doanh còn lại cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Về mặt pháp lý, một địa chỉ đăng ký nhiều hộ kinh doanh là hoàn toàn phù hợp, không vi phạm quy định của pháp luật. Vì vậy, một địa chỉ hoàn toàn có thể được đăng ký nhiều hộ kinh doanh.

2. Thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về vấn đề đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó:

– Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh;

– Thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định, các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh và thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên của hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một thành viên nhất định làm chủ hộ kinh doanh đối với các trường hợp thành viên hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp quận sẽ trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không đầy đủ và không hợp lệ, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người đăng ký thành lập hộ kinh doanh biết, sửa đổi và bổ sung theo đúng quy định của pháp luật. Thông báo cần phải nêu rõ lý do, yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;

– Nếu sau khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc trong trường hợp nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung đối với hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, thì các chủ thể thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh sẽ có quyền khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo nếu nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm;

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên trong tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận cần phải gửi danh sách hộ kinh doanh đã thực hiện thủ tục đăng ký trong tháng trước đó cho cơ quan thuế cung cấp, do phòng đăng ký kinh doanh và cho các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh để theo dõi và giám sát.

Theo đó, thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định;

– Các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao của biên bản họp thành viên hộ gia đình về quá trình thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao của văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một thành viên nhất định làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên trong hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?” theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

Xem thêm:

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện,  thu tập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể. Liên hệ ngay đến số điện thoại 094.821.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo/Viber): 098.421.0550.

Website: http://tueanlaw.com/

Email:[email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!