Hiện nay nhiều người nhầm tưởng vốn điều lệ và vốn thực góp là như nhau, tuy nhiên hai hình thức vốn góp này hoàn toàn khác nhau. Vốn thực góp là gì? Phân biệt giữa vốn thực góp và vốn điều lệ? 

1. Vốn thực góp là gì?

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về vốn thực góp (hay còn được gọi là vốn góp) của doanh nghiệp giống như vốn điều lệ. Như vậy, vốn góp của doanh nghiệp có thể dựa vào các quy định khác có liên quan . Cụ thể, tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Đồng thời căn cứ theo Khoản 27 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì phần vốn góp của thành viên vào công ty là tổng giá trị tài sản của thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh là tỷ lệ phần vốn góp của công ty.

Như vậy, có thể hiểu vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, có thể thực hiện góp vốn một lần hoặc nhiều lần theo quy định của pháp luật và thực hiện theo đúng cam kết góp vốn vào công ty theo quy định về góp vốn điều lệ. Hay nói cách khác, vốn thực góp của doanh nghiệp chính là vốn mà tại thời điểm thành lập doanh nghiệp các thành viên trong công ty góp vào công ty theo cam kết góp vốn điều lệ hoặc công ty nhận góp vốn để tăng  vốn điều lệ sau một thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tìm hiểu về vốn điều lệ:

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: thì vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết, thì rong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp. Đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên thì các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết (Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2020).

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:  vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ đối với trường hợp thành viên không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn theo quy định. Trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty khi có phát sinh (Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2020).

– Đối với công ty cổ phần:  vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được bán, tức là đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty (Điều 112 Luật doanh nghiệp năm 2020).

– Đối với công ty hợp danh: vốn điều lệ của công ty là số vốn góp đủ và đúng hạn mà thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đã cam kết. Trường hợp thành viên góp vốn không đủ và đúng hạn gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường; còn đối với thành viên góp vốn thì được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty, nếu thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên (Điều 178 Luật doanh nghiệp năm 2020).

3. Phân biệt vốn thực góp và vốn điều lệ:

Tiêu chí Vốn thực góp Vốn điều lệ
Khái niệm Vốn thực góp được hiểu là vệc góp vốn vào công ty của thành viên, có thể thực hiện góp vốn một lần hoặc nhiều lần theo quy định của pháp luật và thực hiện theo đúng cam kết góp vốn vào công ty theo quy định về góp vốn điều lệ. Vốn điều lệ theo quy định của Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán, được các thành viên cổ đông thanh toán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Ý nghĩa  Vốn góp mà thanh viên cam kết góp đúng và đủ vào doanh nghiệp thể hiện tinh thần trách nhiệm của thành viên trong doanh nghiệp.  Vốn điều lệ chính là trách nhiệm về vật chất của chủ sở hữu khi tham gia vào quan hệ xã hội. Nghĩa là dựa vào vốn điều lệ để xác định tỷ lệ lợi nhuận cũng rủi ro mà thành viên, cổ đông sẽ cùng nhau chia sẻ bằng số vốn góp của mình vào vốn điều lệ của công ty.
Mục đích Là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ tương ứng của thành viên trong công ty Là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông tương ứng trong công ty.
Mối liên hệ Nếu thành viên không góp vốn đúng và đủ như đã cam kết thì phải thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp và xác định phần nghĩa vụ của thành viên đó. Chủ sở hữu phải kê khai vốn điều lệ với mức vốn điều lệ không quy định về mức vốn tối thiểu hay tối đa đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Phân biệt giữa vốn thực góp và vốn điều lệ?” theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ háp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

Xem thêm:

Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ dùng để làm gì? Cách tính vốn điều lệ

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện,  thu tập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể. Liên hệ ngay đến số điện thoại 094.821.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo/Viber): 098.421.0550

Website: http://tueanlaw.com/

Email:info.tueanlaw@gmail

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!