Lý lịch tư pháp hiện nay là một trong các loại giấy tờ pháp lý quan trọng và được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết cách ghi đầy đủ và chính xác các thông tin trong tờ khai.
Vì vậy, Luật L&V LAW sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung về vấn đề Hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp.
Mục đích xin phiếu lý lịch tư pháp?
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch cấp cho cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng về các nội dung nhân thân của một cá nhân nào đó.
Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại:
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp cho cá nhân có yêu cầu.
Các chủ thể nêu trên xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nhằm mục đích say đây:
– Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, đã được xóa hay chưa được xóa án tích, có bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xác khi bị Tòa án tuyên bố phá sản hay không;
– Ghi nhận việc xóa án tích của cá nhân và tạo điều kiện cho cá nhân đã bị kết án tái hòa nhập với cộng đồng;
– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự trong xem xét, quyết định hình phạt của bị cáo, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn,… và thống kê tư pháp hình sự;
– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, quản lý hoạt động kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp là một trong những căn cứ để quyết định cá nhân đó có được nhận vào làm tại đơn vị, có được xuất khẩu lao động, có được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,… hay không.
Hồ sơ xin lý lịch tư pháp
Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo các mẫu số 03, 04, 05a, 05b được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT – BTP;
– Bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy ủy quyền và giấy tờ nhân thân của người được ủy quyền khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể nộp trực tiếp tại trụ sở của Sơ tư pháp, gửi qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con nộp hồ sơ.
Lưu ý, cá nhân có yêu cầu cấp phiêu lý lịch số 2 sẽ không được ủy quyền cho các chủ thể nêu trên thực hiện thủ tục này.
Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp
Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp bao gồm 4 mẫu được chia theo các đối tượng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể:
– Mẫu 03: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 dành cho cá nhân có yêu cầu.
– Mẫu 04: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong trường hợp ủy quyền và phiếu số 02 trong trường hợp cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên.
– Mẫu 05a: Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.
– Mẫu 05b: Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng.
Các chủ thể có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể tải Thông tư 16/2013/TT – BTP về máy và sử dụng mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư đó.
Nếu các chủ thể không nắm được cách tải và lấy mẫu tờ khai từ Thông tư thì có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp và yêu cầu cung cấp mẫu tờ khai. Các chủ thể hoàn thiện tờ khai và nộp trực tiếp cho Sở Tư pháp.
Các chủ thể cũng có thể truy cập vào các bài chia sẻ, hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp của các công ty luật như TBT Việt Nam và tải về để điền thông tin.
Hoặc các chủ thể có thể liên hệ cho TBT Việt Nam để các chuyên viên, luật sư hướng dẫn lấy mẫu tờ khai và hướng dẫn ghi thông tin chính xác trong phiếu lý lịch tư pháp.
Địa chỉ trụ sở Sở Tư Pháp thành phố Hà Nội
Hiện nay nếu bạn có nhu cầu làm lý lịch tư pháp hãy đến địa chỉ sau đây:
Địa chỉ: Số 221 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Hướng dẫn ghi tờ khai phiếu lý lịch tư pháp
Trong mẫu tờ khai đã có những mục lưu ý, ghi chú để hướng dẫn điền thông tin tờ khai, TBT Việt Nam sẽ không nói lại mà chỉ lưu ý một số nội dung như sau:
– Xác định đúng đối tượng, đúng trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp: cá nhân hay cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hay cơ quan tiến hành tố tụng và tự yêu cầu hay yêu cầu thông qua ủy quyền;
– Thông tin của người được cấp về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, họ tên cha, mẹ, họ tên vợ, chồng phải ghi đúng theo giấy tờ nhân thân của người đó;
– Thông tin về nơi cư trú, tạm trú phải viết đúng nội dung trong sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thường trú, sổ tạm trú nộp kèm theo hồ sơ;
– Tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân chỉ có 01 mẫu áp dụng cho cả cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 nên cần chọn đúng mẫu phiếu để tránh tình trạng Sở Tư pháp từ chối hồ sơ hoặc cấp sai mẫu lý lịch tư pháp;
– Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là mục mà các chủ thể không được bỏ qua khi điền thông tin tờ khai.
Hồ sơ làm phiếu lý lịch tư pháp tại Luật L&V LAW
Đến với Luật L&V LAW khi khách hàng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ cần cung cấp cho Luật L&V LAW các giấy tờ và thông tin đơn giản sau:
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu
- Họ tên, và ngày tháng năm sinh của bố mẹ
- Họ tên, ngày tháng năm sinh của vợ/chồng (nếu có)
- Nơi sinh của người làm phiếu
Trên đây là Hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp tại thành phố Hà Nội, mong những thông tin trên phục vụ tốt nhất nhu cầu của quý khách. Để nhận được trợ giúp chuyên sâu hơn, quý khách vui lòng liên hệ ngay hotline tư vấn miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.
Công Ty Luật L&V LAW
“GIÁ TRỊ TẠO NIỀM TIN”
Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 098.421.0550