Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, việc kết hôn với người nước ngoài đã trở thành một xu hướng phổ biến và không còn xa lạ. Tuy nhiên, quy trình đăng ký kết hôn với người nước ngoài thường khá phức tạp và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía các cặp đôi. Và từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà mục đích của quan hệ hôn nhân này không tồn tại được. Vậy thì “Thủ tục ly hôn với người nước ngoài theo quy định mới nhất“, cùng Luật Tuệ An tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.,

 

1. Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

2. Ly hôn với người nước ngoài là gì?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Cũng theo Điều 127 của Luật này thì ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Như vậy, ly hôn với người nước ngoài thuộc trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, tức là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trong đó có một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài.

Ly hôn thuận tình với người nước ngoài là hai bên vợ chồng (một bên là người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài) tự nguyện ly hôn khi nhận thấy không còn đạt được mục đích của cuộc hôn nhân và không có bất cứ một sự tranh chấp nào về tài sản, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.

Ly hôn đơn phương với người nước ngoài được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng với người còn lại là người nước ngoài khi có căn cứ cho rằng vợ, chồng là người nước ngoài có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam là thủ tục ly hôn trong đó một bên đương sự là người nước ngoài; yêu cầu được giải quyết tại Việt Nam theo thủ tục tố tụng tại Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam.

3. Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình với người nước ngoài

Tại Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi một trong các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cư trú, làm việc.

Như vậy, trường hợp ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài thì vợ hoặc chồng có thể nộp hồ sơ ly hôn thuận tình đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng cư trú, làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Đây là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn trên cơ sở tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con và bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài bao gồm :

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn : hồ sơ ly hôn thuận tình được chuẩn bị theo danh mục; các giấy tờ trong hồ sơ nếu được cơ quan nước ngoài cấp cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình : hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết; cũng có thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người quen nhận hồ sơ và nộp trực tiếp đến Tòa án.

Bước 3: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn

Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí với thời hạn đóng 5 ngày. Sau khi hoàn thành việc đóng phí theo thông báo và nộp biên lai thu tiền, vụ việc ly hôn chính thức được Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án sẽ thông báo để người yêu cầu ly hôn sửa đổi, bổ sung đơn, hồ sơ trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 của Bộ luật này.

Bước 4: Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Tòa án mở phiên hòa giải tại Tòa nếu cả 2 vợ chồng đều có mặt tại Việt Nam và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.

Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn : quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay khi ban hành.

4. Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài

Căn cứ quy định tại Điều 35; Điều 37; Điều 39; Điểm c Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

  • Trường hợp bị đơn có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú; làm việc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mình cư trú; làm việc để giải quyết tranh chấp.

Như vậy, trường hợp này bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mà bạn cư trú; làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài bao gồm :

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện hoặc hồ sơ đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2: Nhận và xử lý đơn kiện : sau khi nhận đơn yêu cầu, Tòa sẽ xem xét và tùy từng trường hợp sẽ trả lại đơn; yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, thụ lý đơn kiện.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành tổ chức các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

+ Nếu hòa giải thành : Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các được sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và quyết định này có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

+ Trường hợp hòa giải không thành mà vụ án không thuộc các trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Phiên tòa xét xử sơ thẩm 

Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Bước 5: Kháng cáo, kháng nghị và xét xử phúc thẩm

Bản án ly hôn của Tòa án có thể bị kháng cáo để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định như sau :

+ Đương sự có mặt tại Việt Nam có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày

+ Đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 477 của Bộ luật này thì thời hạn kháng cáo là 12 tháng kể từ ngày tuyên án.

5. Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài

Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài bao gồm :

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có chữ ký của hai vợ chồng đối với trường hợp thuận tình ly hôn và đơn khởi kiện ly hôn đối với trường hợp đơn phương ly hôn.

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nếu có, trong trường hợp mất bản chính thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn vào sổ đăng ký tại Sở tư pháp;

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của 2 vợ chồng (bản sao công chứng)

– Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú/Thẻ tạm trú của vợ chồng (bản sao công chứng)

– Giấy khai sinh của các con nếu có con chung (bản sao chứng thực)

– Các tài liệu chứng minh tài sản chung, nợ chung nếu có tranh chấp về tài sản

– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

– Các tài liệu khác có liên quan.

Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Thủ tục ly hôn với người nước ngoài theo quy định mới nhất“. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550

Xem thêm:

Thủ tục ly hôn với người nước ngoài thực hiện như thế nào?

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện,  thu tập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể. Liên hệ ngay đến số điện thoại 094.821.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo/Viber): 098.421.0550

Website: http://tueanlaw.com/

Email:[email protected]

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!