Một số ngành, nghề phải được cấp giấy phép con mới được tiến hành hoạt động. Đây là những ngành, nghề có điều kiện. Trước khi kinh doanh cần làm thủ tục xin giấy phép con. Vậy giấy phép con là gì, thủ tục xin ra sao hay khu sử dụng cần lưu ý gì? Bài viết này, Luật Tuệ An sẽ thông tin chi tiết cho bạn nắm rõ qua bài viết sau: Xin giấy phép con cho doanh nghiệp ở đâu?
I.Giấy phép con là gì?
Giấy phép con chưa có định nghĩa cụ thể theo pháp luật. Giấy phép con còn được gọi là giấy phép kinh doanh có điều kiện, là giấy tờ pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức. Nhằm chứng minh cá nhân, tổ chức đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.
Ví dụ:
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy là giấy phép con mà doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khách sạn, nhà ở, xăng dầu cần có.
- Giấy phép hoạt động ngành in à giấy phép con mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in ấn cần xin cấp phép.
II. 6 đặc điểm của giấy phép con
Các loại giấy phép con sẽ mang những tính chất, đặc điểm dưới đây:
- Là loại văn bản bắt buộc phải có đối với đơn vị kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.
- Chỉ có cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được quyền cấp phép (Tùy từng lĩnh vực mà các cơ quan cấp phép sẽ khác nhau.
- Giấy phép con được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mỗi ngành nghề sẽ có điều kiện, hồ sơ xin giấy phép con khác nhau.
- Hầu hết các loại giấy phép con đều có thời hạn sử dụng, sau khi hết hạn doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn mới có thể tiếp tục hoạt động.
- Giấy phép con được cấp dưới dạng: Chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, văn bản xác nhận.
Lưu ý:
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề phải xin giấy phép con. Lý do là bởi trong quá trình sản xuất, hoạt động, kinh doanh các ngành nghề này có khả năng tác động tới sức khỏe, môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,…
III. Những trường hợp cần xin giấy phép con
Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, các ngành nghề kinh doanh dưới đây bộc phải xin giấy phép con trước khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn
- Kinh doanh công cụ hỗ trợ.
- Kinh doanh, sản xuất thực phẩm, nước uống đóng chai.
- Sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng.
- Kinh doanh hóa chất.
- Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động.
- Thành lập trường mầm non,…
Theo đó, trường hợp giấy phép con hết hiệu lực hoặc bị mất, doanh nghiệp, tổ chức phải xin cấp lại trước số ngày hết hạn theo quy định.
IV. Hồ sơ, thủ tục đăng ký xin giấy phép con
4.1 Hồ sơ xin giấy phép con
- Đơn đề nghị cấp giấy phép con theo ngành nghề có điều kiện.
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Bản báo cáo, dự thảo, phương án sản xuất, kinh doanh (Số vốn, diện tích kho bãi, cơ sở vật chất,…)
- Bản sao CCCD, bằng cấp của người đứng đầu, các cổ đông góp vốn, sáng lập.
- Các giấy tờ chứng minh năng lực điều hành, nghiệp vụ, kinh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất.
- Những loại giấy tờ pháp lý với từng ngành nghề cụ thể.
Chú ý:
- Trên đây là hồ sơ xin giấy phép con cơ bản. Với từng ngành, nghề lại có những yêu cầu về giấy tờ và các thông tin riêng.
- Tùy vào quy mô và hình thức hoạt động mà các giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ cũng sẽ thay đổi theo.
- Một số trường hợp, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu đơn vị, cá nhân bổ sung một số loại giấy phép con khác.
4.2 Thủ tục xin giấy phép con
Mỗi loại giấy phép con sẽ có thủ tục, thời gian kiểm duyệt khác nhau.Ví dụ:
- Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
-
-
- Hồ sơ nộp tại Phòng Cảnh sát PCCC hoặc Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an.
- Thời gian trả kết quả từ 5 tới 15 ngày làm việc (Tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ)
-
- Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
-
- Nộp hồ sơ tại Tổng cục Du lịch.
- Thời gian trả kết quả từ 10 – 15 ngày làm việc (Tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ)
V. Danh sách các loại giấy phép con doanh nghiệp cần có
STT | Ngành, nghề | Giấy phép con | Cơ quan cấp |
1 | Kinh doanh khách sạn | Quyết định Công nhận hạng sao cơ sở lưu trú du lịch | Sở văn hóa thể thao và du lịch |
2 | Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế | Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa/Quốc tế | Sở Du Lịch |
3 | Kinh doanh bất động sản | Biên bản xác nhận đủ ĐK PCCC | Công an PCCC |
4 | Kinh doanh dịch vụ Bảo vệ | Giấy Chứng nhận đủ điều kiện ANTT | Công an TP (PC 13) |
5 | Sản xuất thực phẩm | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế |
6 | Sản xuất nước uống đóng chai | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế (hoặc Phòng Y tế Quận) |
7 | Kinh doanh thuốc thu ý | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh | Chi cục thu y thành phố |
8 | Trường mầm non | Quyết định cho phép thành lập trường | Sở giáo dục |
9 | Kinh doanh rượu | Giấy phép bán lẻ/bán buôn rượu | Sở Công Thương |
10 | Hoạt động trang thông tin điện tử (ICP) | Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử ICP | Sở thông tin và truyền thông |
11 | Kinh doanh vận tải bằng ô tô | Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Sở Giao Thông Vận tải |
12 | Mở VPĐD tại nước ngoài | Giấy phép mở VPĐD tại nước ngoài | Sở Công Thương |
13 | Hoạt động khuyến mãi | Giấy phép khuyến mãi theo chương trình | Sở Công Thương |
14 | Kinh doanh hóa chất | Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất | Sở Công thương |
15 | Dịch vụ in ấn | Giấy phép hoạt động ngành in | Sở Thông tin và truyền thông – Cục Xuất bản |
16 | Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê. | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế |
17 | Hoạt động Trung Tâm Ngoại Ngữ (Tin Học) | Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) | Sở Giáo Dục |
18 | Sản xuất mỹ phẩm | Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm | Sở y tế |
19 | Kinh doanh phòng khám đa khoa | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế |
20 | Nhập khẩu sản phẩm thực phẩm | Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm | Bộ y tế |
21 | Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm | Giấy phép quảng cáo | Sở y tế |
22 | Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động | Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động | Bộ Lao động TB & XH |
23 | Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm | Giấy phép quảng cáo | Sở y tế |
VI. Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục xin giấy phép con
6.1 Giấy phép con tiếng anh là gì?
Giấy phép con có tên tiếng anh là Business license, đây là loại giấy phép được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, ngành nghề có điều kiện.
6.2 Có các loại giấy phép con ngành giáo dục nào?
Trong lĩnh vực mầm non, doanh nghiệp, tổ chức cần xin các loại giấy phép con như:
- Giấy phép thành lập trung tâm tư vấn du học
- Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ với trung tâm ngoại ngữ
- Giấy phép thành lập trung tâm tin học đối với trung tâm tin học
- Giấy phép hoạt động trường mầm non, trường liên cấp,…
Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Xin giấy phép con cho doanh nghiệp ở đâu?” theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.550.
Xem thêm:
Trường hợp nào cần phải xin giấy phép con?
Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện, thu tập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể. Liên hệ ngay đến số điện thoại 094.821.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Theo các phương thức sau:
Điện thoại (Zalo/Viber): 094.821.550
Website: http://tueanlaw.com/
Email:[email protected]