Bạn đam mê với kinh doanh, bạn muốn có trong tay một doanh nghiệp tư nhân, chính vì vậy bạn thắc mắc “Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mất bao lâu” và làm thế nào để hoàn thành thủ tục một cách nhanh nhất?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật sư pháp lý chuyên về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp theo số điện thoại 098.421.0550 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ làm thủ tục một cách nhanh nhất.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định độc lập đối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải thông qua ý kiến của bất cứ ai. Họ có toàn quyền trong việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. Chính vì vậy, thành lập doanh nghiệp và làm chủ một doanh nghiệp đang là hình thức khởi nghiệp được nhiều người ưa chuộng từ những người đứng tuổi đến các bạn trẻ vừa tốt nghiệp đại học. Vậy cần làm gì để thành lập được một doanh nghiệp tư nhân đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.
I. Cơ sở pháp lý
II. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ pháp lý quy định tại Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020, điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, pháp luật còn có các quy định riêng đối với doanh nghiệp tư nhân căn cứ theo tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
- Doanh nghiệp tư nhân là dạng doanh nghiệp mà một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được tự chủ động đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm đăng ký đầy đủ và chính xác tổng số vốn đầu tư, bao gồm số vốn được thể hiện bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi, vàng và các loại tài sản khác. Đối với vốn đầu tư bằng các loại tài sản khác, phải cung cấp thông tin chi tiết về loại tài sản, số lượng và giá trị hiện tại của mỗi loại tài sản.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân sẽ có những đặc điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác được pháp luật quy định. Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy trình, thủ tục sau đây.
III. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm các giấy tờ sau:
- 01 Bản chính giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- 01 Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Người nộp đơn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận giấy biên nhận xác nhận rằng hồ sơ đã được nhận và chờ đợi kết quả giải quyết từ Phòng Đăng ký kinh doanh.
VI. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua 03 trường hợp sau:
1. Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Đầu tiên, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP phải nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của địa phương mà doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại đó.
Tiếp theo, sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ để chứng thực việc tiếp nhận hồ sơ. Trong thời gian làm việc trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản về nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng
Đầu tiên, Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể thực hiện việc kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Kế tiếp, sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc đã cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
Người nộp hồ sơ có thể sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Nếu có trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, văn bản ủy quyền cần cung cấp thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực quá trình nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo việc cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
V. Thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với cả 3 trường hợp ở trên.
VI. Phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tư nhân là 50.000 đồng/lần.
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tư nhân là 100.000 đồng/lần.
Đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử hoặc chuyển đổi từ hộ kinh doanh, sẽ được miễn lệ phí đăng ký.
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ. Các khoản phí có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không được cấp đăng ký, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tuệ An law về: “Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mất bao lâu?”. Nếu bạn cần Luật sư tư vấn về Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mất bao lâu? hay có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo Tel: 098.421.0550 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, kịp thời.
Một số bài viết liên quan:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì?
- Điều kiện và thủ tục khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất hiện nay