Bạn muốn khởi nghiệp với 100 triệu đồng, liệu có thể? Bạn thắc mắc ” Vốn 100 triệu, có thành lập được công ty không?” và làm thế nào để hoàn thành thủ tục thành lập một cách đơn giản và nhanh gọn nhất?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật sư pháp lý chuyên về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp theo số điện thoại 098.421.0550 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ làm thủ tục một cách nhanh nhất.
Nếu bạn có ý định thành lập công ty thì đây là 03 loại vốn bạn cần quan tâm đến, cụ thể như sau: vốn pháp định, vốn điều lệ và vốn ký quỹ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được bản chất cũng như những quy định về các loại vốn này, nên bài viết này có thể là một trong những nguồn tham khảo bạn nên đọc qua.
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14
- Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13
II. Yêu cầu về vốn khi thành lập doanh nghiệp
- Đầu tiên, về vốn pháp định
Căn cứ pháp lý theo Luật Doanh nghiệp 2020 đã không còn quy định về vốn pháp định (vốn tối thiểu cần có khi tiến hành thành lập doanh nghiệp) đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Điều này có nghĩa là, vốn pháp định sẽ không phải là một loại vốn bắt buộc khi thành lập công ty, mà nó phụ thuộc vào ngành nghề mà bạn có ý định kinh doanh.
- Thứ hai, về vốn điều lệ
Quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành đặc thù được quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản của công ty với khách hàng và đối tác. Vì vậy, việc đặt mức vốn điều lệ quá thấp có thể làm giảm niềm tin giữa khách hàng và đối tác, trong khi mức vốn điều lệ cao hơn có thể làm tăng niềm tin, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu. Do đó, các công ty có thể xem xét trên khả năng kinh tế và mục đích hoạt động của mình để quyết định mức vốn điều lệ. Doanh nghiệp có thể xác định mức vốn điều lệ căn cứ vào những cơ sở sau:
- Khả năng tài chính của công ty;
- Phạm vi và quy mô hoạt động;
- Lợi nhuận thu về sau khi hoạt động;
- Các Hợp đồng, dự án ký kết với các đối tác,…
Vốn điều lệ phụ thuộc hoàn toàn vào ngành nghề kinh doanh được lựa chọn.
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh điều kiện thì pháp luật không yêu cầu về vốn pháp định, cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Các bạn nên tham khảo danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh tại bài: “Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất tại Việt Nam”.
Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty là 5.000.000 triệu đồng, điều này hoàn toàn pháp luật không cấm, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, cơ quan thuế sẽ không tạo được uy tín cao, đồng nghĩa với việc bạn không chỉ bị hạn chế giao dịch khi tham gia vào các hoạt động đối với một trong các chủ thể nêu trên, mà còn là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.
+ Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật yêu cầu các ngành nghề kinh doanh đó cần đáp ứng nghiêm ngặt về vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
Vốn điều lệ trong công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên là tổng giá trị tài sản do Chủ sở hữu cam kết góp và ghi nhận trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, tổng giá trị tài sản này tùy thuộc nhu cầu và hoàn cảnh hiện tại của bạn, có thể là 10 triệu, 20 triệu, 50 triệu… tùy thuộc vào bạn vì Luật doanh nghiệp không bắt buộc. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp lại không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa mà doanh nghiệp phải đăng ký khi mở công ty. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu phù hợp với quy định ngành nghề là được. Cụ thể:
+ Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề và đăng ký ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn tối thiểu, thì có thể chuẩn bị vốn theo khả năng tài chính, điều kiện kinh tế của mình. Bởi trường hợp này không yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh vốn tối thiểu hay vốn pháp định.
+ Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có yêu cầu, điều kiện về vốn pháp định, vốn ký quỹ, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị mức vốn theo quy định. Cụ thể, nếu ngành nghề kinh doanh đó yêu cầu doanh nghiệp phải có vốn pháp định 500 triệu đồng, thì doanh nghiệp cần có tối thiểu 500 triệu đồng và phải cung cấp giấy xác minh, chứng minh về số vốn này cho Sở Kế hoạch và đầu tư khi đăng ký kinh doanh.
- Thứ ba, về vốn ký quỹ
Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự: đây là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015.
Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo đó, vốn ký quỹ là số vốn thuộc vốn pháp định tuy nhiên doanh nghiệp phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.
Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh các ngành nghề yêu cầu có ký quỹ thì công ty phải chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu.
Mục đích của việc ký quỹ nhằm đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với những người có liên quan và trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ.
Ví dụ: Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng được quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
III. Về chi phí để thành lập công ty
– Ngoài loại vốn nêu trên, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một khoản tiền để có thể chi trả cho các loại thuế; phí phổ biển sau khi có ý định thành lập doanh nghiệp, cụ thể:
– Các khoản thuế mà trước tiên là thuế môn bài 3 triệu đồng/ năm
– Các khoản chi phí phát sinh khác
– Thời gian: Khoảng 2 tuần là bạn sẽ được Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo đó, chi phí mà bạn phải bỏ ra để tiến hành thành lập công ty và hoạt động hợp pháp chỉ rơi vào khoảng 6 – 10 triệu đồng.
Sau khi liệt kê các khoản tiền mà bạn cần dự liệu trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, với 100 triệu đồng trong tay bạn hoàn toàn có thể mở công ty cho riêng mình để có thể gây dựng thương hiệu trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tuệ An law về: “Vốn 100 triệu, có thành lập được công ty không?”. Nếu bạn cần Luật sư tư vấn về Thủ tục ký thành lập doanh nghiệp cần những giấy tờ gì? và mất bao lâu? hay có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo Tel: 098.421.0550 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, kịp thời.
Xem thêm: