Bạn muốn biết giấy tờ cần thiết để làm quảng cáo thuốc bao gồm những gì? Và làm thế nào để hoàn thành thủ tục đó nhanh nhất?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật sư chuyên về pháp lý doanh nghiệp theo số điện thoại 094.821.0550 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ làm thủ tục xin nhanh nhất.

Luật sư chuyên về pháp lý doanh nghiệp tại Hà Nội.

Đảm bảo bạn có thể hiểu, cũng như nắm rõ các việc cần làm thủ quá trình thực hiện thủ tục, khi đồng hành cùng Tuệ An LAW, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ như sau:

  • Tư vấn và cung cấp cho bạn những thông tin về quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo thuốc, bao gồm các luật về quảng cáo, luật Dược, văn bản quy phạm pháp luật về thuốc, …
  • Hỗ trợ bạn trong việc thu thập và chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đầy đủ và chính xác gồm giấy tờ pháp lý của quảng cáo thuốc, thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và yếu tố quảng cáo, cũng như các giấy tờ phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý truyền thông.
  • Đại diện cho bạn trong quá trình thực hiện thủ tục xin đăng ký giấy phép quảng cáo gồm việc nộp hồ sơ và tương tác với cơ quan quản lý để đảm bảo quá trình xin phép diễn ra một cách trơn tru và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trong quá trình thực hiện thủ tục và tìm kiếm những giải pháp pháp lý tối ưu để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn.
  • Giúp bạn tuân thủ các yêu cầu và thủ tục bổ sung mà cơ quan này yêu cầu, để đảm bảo quy trình xin giấy phép diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.

Để bạn biết rõ và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này Tuệ An LAW sẽ chia sẻ bài viết về Xin giấy phép quảng cáo thuốc để giải đáp những thắc mắc đó.

 

1. Khái quát về xin giấy phép quảng cáo thuốc

Xin cấp giấy phép quảng cáo là quy trình mà doanh nghiệp hoặc cá nhân phải tuân thủ để được phép quảng cáo sản phẩm thuốc của mình. Việc xin cấp giấy phép quảng cáo sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh thuốc. Các sản phẩm thuốc chữa bệnh có những ảnh hưởng trực tiếp đáng kể tới sức khỏe của con người, và hỗ trợ điều trị bệnh tật hoặc cải thiện chất lượng sức khỏe. Do quảng cáo thuốc (dược phẩm) là quảng cáo sản phẩm đặc biệt và do đó, các quy định liên quan đến các sản phẩm này thường được quy định tương đối chặt chẽ đòi hỏi sự cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.

Mục đích của việc xin cấp giấy phép quảng cáo là đảm bảo tính minh bạch, chất lượng và an toàn của thông tin quảng cáo liên quan đến thuốc, đặc biệt là thuốc chữa bệnh. Qua việc kiểm soát quảng cáo, pháp luật mong muốn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời ngăn chặn sự lạm dụng, sai lệch thông tin và những hoạt động không đúng quy định trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về điều kiện và quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp, cá nhân sẽ có cơ hội xin cấp giấy phép quảng cáo. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp, cá nhân xây dựng hình ảnh uy tín và minh bạch, mà còn góp phần tăng cường niềm tin của khách hàng và xã hội đối với sản phẩm thuốc.

Tại khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012, quảng cáo được đinh nghĩa là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

2. Phân loại các loại thuốc trong thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc

Theo quy định của luật Dược 2016 thì thuốc được chi thành các loại như sau:

– Thuốc hóa dược là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.

– Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền quy định tại Khoản 8 Điều này.

– Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.

– Sinh phẩm (còn gọi là thuốc sinh học) là thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người.

– Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.

Việc doanh nghiệp, cá nhân muốn tiến hành xin giấy phép quảng cáo thuốc cần dựa vào sự phân chia các loại thuốc khác nhau của pháp luật để từ đó thực hiện đúng những hướng dẫn, quy định cụ thể về loại thuốc mình định xin phép quảng cáo đưa ra thị trường.

3. Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo thuốc

Theo quy định tại Điều 20 của Luật Quảng cáo 2012 có quy định về các điều kiện quảng cáo như sau:

– Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

– Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

– Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
  • Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.

Với quy định này việc quảng cáo thuốc cần phải đảm bảo quy định của pháp luật và có giấy phép lưu hành, tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt mới đảm bảo điều kiện quảng cáo thuốc của doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Ngoài ra, tại Điều 79 của Luật Quảng cáo 2012 có quy định cụ thể về điều kiện quảng cáo thuốc như sau:

  • Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;
  • Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam;
  • Việc quảng cáo thuốc phải tuân thủ điều kiện về danh mục thuốc không kê đơn; sử dụng dưới sự giám sát và làm theo khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền; đăng ký giấy lưu hành thuốc tại Việt Nam là một trong những việc đảm bảo yêu cầu để quảng cáo thuốc của bạn có thể được phê duyệt, thông qua.

4. Một số yêu cầu cần lưu ý về xin giấy phép quảng cáo thuốc

Thứ nhất, nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:

  • Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành được Bộ Y tế phê duyệt;
  • Chuyên luận về thuốc ghi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam;
  • Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Thứ hai, phải có các thông tin bắt buộc sau:

  • Tên thuốc;
  • Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La – tin;
  • Chỉ định; Cách dùng;
  • Liều dùng;
  • Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);
  • Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
  • Tác dụng phụ và phản ứng có hại;
  • Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng;

Ngoài ra, cần chú ý những điều sau:

– Phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.

– Quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình phải có đầy đủ thông tin quy định. Trường hợp thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên phải đọc từng hoạt chất hoặc đọc tên chung các nhóm vitamin, khoáng chất, dược liệu.

– Nội dung quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo

– Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm.

 

5. Nội dung cần thiết của trong xin giấy phép quảng cáo thuốc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP có quy định việc quảng cáo thuốc bắt buộc phải có các nội dung sau:

  • Pháp luật quy định trong quảng cáo thuốc phải có tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
  • Trong nội dung quảng cáo thuốc, dược phẩm, bắt buộc phải có tên hoạt chất của thuốc: Thuốc tân dược dùng tên theo danh pháp quốc tế; Thuốc có nguồn gốc dược liệu dùng tên theo tiếng Việt, trường hợp tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên la-tinh
  • Nội dung quảng cáo thuộc (dược phẩm) bắt buộc phải có nội dung chỉ định của thuốc;
  • Trong nội dung quảng cáo thuốc phải có nội dung về chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;
  • Phải có nội dung về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
  • Bắt buộc phải có nội dụng về việc khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2020 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo có quy định nội dung trong quảng cáo phải phù hợp với các tài liệu như sau:

– Giấy phép lưu hành tại Việt Nam;

– Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;

– Chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.

Như vậy để xin giấy phép quảng cáo thuốc bạn cần đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với các tài liệu theo quy định của pháp luật và tuân thủ các quy định về tên thuốc, tên hoạt chất của thuốc, nội dung chống chỉ định hoặc các khuyến cáo của thuốc. Ngoài ra còn phải có tên, đại chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm và đặc biệt bắt buộc phải có khuyến cáo trước khi dùng. Khi đáp ứng được điều này giúp bạn hoàn thành một bước trong quá trình xin giấy phép quảng cáo, để đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

6. Các giấy tờ cần thiết khi xin giấy phép quảng cáo thuốc

Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược có quy định như sau:

  • Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo Mẫu;
  • Mẫu thiết kế nội dung quảng cáo thuốc; bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có âm thanh, hình ảnh chuyển động;
  • Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
  • Tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh dược
  • Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền.
  • Giấy đăng ký lưu hành thuốc;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh dược.
  • Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;
  • Chương trình dự kiến hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.

Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên để việc xin giấy phép quảng cáo thuốc của bạn được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

 

7. Bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo thuốc ở đâu và trong thời gian bao lâu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP có quy định: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định.

Và nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền, thường Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do (căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP)

Với xin giấy phép quảng cáo thuốc bạn phải mất khoảng 15 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ. Trong khoảng thời gian đó, chuyên viên của Cục tiếp nhận hồ sơ và xem xét. Nếu đạt sẽ cấp phép sau 15 ngày làm việc và không đạt sẽ ra công văn yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi bổ sung.

8. Các bước tiến hành xin giấy phép quảng cáo thuốc

Bước 1. Nghiên cứu về quy định pháp luật liên quan:

Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh như Luật Quảng cáo, Luật Dược; Luật Cạnh tranh, các Thông tư, Nghị định liên quan khác. Đảm bảo có hiểu biết đầy đủ về quy định và yêu cầu cần thiết.

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ:

Tạo ra một hồ sơ đầy đủ và tỉ mỉ gồm các thông tin liên quan như: thông tin doanh nghiệp (tên, địa chỉ, mã số thuế), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản thiết kế quảng cáo đã được chuẩn bị…

Bước 3. Đăng ký xin cấp phép:

Gửi hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép quảng cáo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, thường Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu yêu cầu, đính kèm các bản sao công chứng của các giấy tờ liên quan trong hồ sơ.

Bước 4. Thanh toán lệ phí:

Thực hiện thanh toán lệ phí xin cấp giấy phép quảng cáo theo quy định của cơ quan chức năng. Lệ phí này thường phải được nộp trước khi hồ sơ được xem xét và xử lý.

Bước 5. Xem xét và xử lý hồ sơ:

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, đánh giá nội dung quảng cáo và đảm bảo rằng quảng cáo thực phẩm chức năng không vi phạm quy định pháp luật. Chuyên viên của Cục tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp phép sau 15 ngày làm việc nếu hồ sơ đạt. Hồ sơ không đạt sẽ ra công văn yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi bổ sung.

Bước 6. Nhận giấy phép:

Nếu hồ sơ đạt yêu cầu và không có vấn đề gì phát sinh, bạn sẽ nhận được giấy phép quảng cáo từ cơ quan chức năng. Đảm bảo lưu giữ bản chính của giấy phép tại doanh nghiệp và chuẩn bị các bản sao để sử dụng khi cần thiết. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

9. Những điều không được sử dụng khi quảng cáo thuốc

Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Thông tin, hình ảnh cấm sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm:

  • Hình ảnh người bệnh;
  • Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá;
  • Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.

Ngoài ra tại Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP cũng có quy định về các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc:

– Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật quảng cáo.

– Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.

– Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.

– Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.

– Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.

– Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

– Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:

  • Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;
  • Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;
  • Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;
  • Chỉ định mang tính kích dục;
  • Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;
  • Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;
  • Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;
  • Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.

– Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

– Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.

– Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.

– Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.

– Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.

– Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.

– Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

– Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.

– Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Khi làm nội dung quảng cáo các doanh nghiệp, cá nhân cần đảm bảo tuân thủ các quy định về việc không sử dụng các thông tin hình ảnh để giúp nội dung quảng cáo thuốc của bạn không vướng vào những tình huống phát sinh không mong muốn như tranh chấp, vi phạm pháp luật,…

10. Bạn có thể bị phạt như thế nào nếu vi phạm việc xin giấy phép quảng cáo thuốc

Trong Nghị định 117/2020/ NĐ-CP tại khoản 5, 6, 7 Điều 67 có quy định như sau:

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác không phải là thuốc có tác dụng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc, trừ trang thiết bị y tế;
  • Sửa chữa, giả mạo giấy tờ pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc;
  • Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để thông tin, quảng cáo thuốc;
  • Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để thông tin, quảng cáo thuốc;
  • Thông tin thuốc sau khi đã có các thay đổi nội dung dẫn đến các trường hợp phải cấp giấy xác nhận nhưng không thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận.

– Ngoài ra bạn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như sau:

  • Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm từ 03 lần/năm trở lên;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là phần lợi ích vật chất, tài chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Hãy đảm bảo bạn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xin giấy phép quảng cáo thuốc, giúp bạn tránh khỏi những vấn đề pháp lý ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của bạn và tạo dụng uy tín trên thị trường, thực hiện tốt sứ mệnh với sức khỏe của xã hội.

 

Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Xin giấy phép quảng cáo thuốc” theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

Một số bài viết liên quan:

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH MỚI NHẤT

Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP BÁN LẺ RƯỢU TẠI CHỖ Ở HÀ NỘI

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn khởi kiện về việc ly hôn; thu thập chứng cư;…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
  • Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 821.0550để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Xem thêm: Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh nhất của Tuệ An LAW

Liên hệ Luật sư Ly Hôn nhanh – Tuệ An LAW

Nếu bạn cần hướng dẫn làm Xin giấy phép quảng cáo thuốc cần giấy tờ gì?  hãy xem một số bài viết của chúng tôi hoặc bạn có thể liên hệ đến Tuệ An Law theo các phương thức sau

Điện thoại (Zalo/Viber): 094.821.0550

Website: https://tueanlaw.com/

Email: [email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!