Theo quy định mới, người lao động khi nộp hồ sơ kê khai Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế sẽ buộc phải thực hiện kê khai số định danh cá nhân hoặc kê khai mã số căn cước công dân theo Công văn số 1147/BHXH-TST. Vậy mã số định danh cá nhân là gì? Cách tra cứu mã định danh cá nhân online như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tuệ An Law.
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
2. MÃ SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN LÀ GÌ?
2.1. ĐỊNH NGHĨA
Mỗi người dân sẽ có mã số căn cước công dân riêng, tuy nhiên trong trường hợp chưa làm căn cước công dân thì mã số này sẽ được gọi là mã định danh cá nhân.
Theo Điều 13 của Nghị Định 137/2015/NĐ-CP, mã số định danh cá nhân là một dãy số tự nhiên gồm 12 số. Dãy số này được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra đến khi mất và không trùng với người khác. Trước khi đủ 14 tuổi để làm Căn cước công dân, mã số định danh cá nhân của bạn sẽ được lấy từ giấy khai sinh. Sau khi có Căn cước công dân, số trên căn cước cũng là số định danh cá nhân.
Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm quản lý mã định danh và cấp cho công dân Việt Nam. Mã số này vô cùng quan trọng, được bảo mật theo quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ bí mật Nhà nước. Mã định danh cá nhân có thể kết nối, thống nhất giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Mặt khác, Hệ thống quản lý dân cư sẽ là hệ thống thông tin chủ đạo có nhiệm vụ kết nối với các hệ thống thông tin chuyên ngành của bộ, ngành thông qua mã số định danh cá nhân.
2.2. CẤU TRÚC
Số định danh cá nhân có 12 số tự nhiên, trong đó:
- 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn đăng ký khai sinh hoặc mã các quốc gia đăng ký khai sinh.
- 3 số tiếp theo là mã thế kỷ, mã giới tính và mã năm sinh.
- 6 số cuối cùng là các số ngẫu nhiên

Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – nơi công dân đăng ký giấy khai sinh sẽ được quy định mã số từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Mã thế kỷ sinh và mã giới tính được quy ước như sau:
- Đối với công dân sinh ở thế kỷ 20 (bắt đầu từ 1900 – hết năm 1999): Nam là 0, nữ là 1.
- Đối với công dân sinh ở thế kỷ 21 (bắt đầu từ 2000 – hết năm 2099): Nam là 2, nữ là 3.
- Đối với công dân sinh ở thế kỷ 22 (bắt đầu từ năm 2100 – hết năm 2199): Nam là 4, nữ là 5.
- Đối với công dân sinh ở thế kỷ 23 (bắt đầu từ năm 2200 – hết năm 2299): Nam là 6, nữ là 7.
- Đối với công dân sinh ở thế kỷ 24 (bắt đầu từ năm 2300 – hết năm 2399): Nam là 8, nữ là 9.
Mã năm sinh: 2 số cuối của năm sinh.
Do được quy định cụ thể như vậy nên sẽ không công dân nào trùng mã số định danh cá nhân với công dân nào.
3. HƯỚNG DẪN TRA CỨU MÃ SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN ONLINE
Trong trường hợp người lao động đã có căn cước công dân 12 số hoặc căn cước công dân gắn chip thì mã định danh cá nhân cũng chính là số căn cước công dân.
Để kiểm chứng lại các thông tin cá nhân trên, hiện nay người dân có thể thực hiện tra cứu mã số định danh cá nhân trực tuyến theo những cách sau đây.
- Tra cứu mã định danh trên cổng Cổng dịch vụ công quốc gia
- Tra cứu mã định danh cá nhân trên VNeID
Lưu ý: Người dân thực hiện tra cứu trên thiết bị di động hoặc máy tính có kết nối mạng Internet. Áp dụng cả đối với các trường hợp người dân chưa đổi Chứng minh thư 9 số sang thẻ Căn cước công dân 12 số.
Trước đây, công dân có thể tra cứu mã định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú nhưng hiện tại website đã không còn hoạt động để hỗ trợ người dân tra cứu. Công dân có thể sử dụng thay thế 2 cách tra cứu mã định danh online hoàn toàn miễn phí mới nhất như sau:
3.1. TRA CỨU TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Người dân muốn tra cứu thông tin cá nhân và mã số định danh được cập nhật từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư trên cổng dịch vụ công quốc gia có thể thực hiện theo các bước sau đây:
yêu cầu bắt buộc đối với người thực hiện cách này là cần có tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia
Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia
Bạn truy cập vào Cổng thông tin điện tử dịch vụ công quốc gia – dichvucong.gov.vn. Sau đó nhấn chọn Đăng nhập.
Bạn sử dụng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc Gia để tiếp tục và điền đầy đủ các thông tin đăng nhập (tài khoản, mật khẩu và mã xác thực).
- Tên đăng nhập: Nhập Chứng minh thư/ Căn cước công dân.
- Mật khẩu: Nhập mật khẩu.
- Nhập mã xác thực: Mã xác thực <Nhập dãy ký tự ở khung bên phải>.
Sau đó bạn chọn “Đăng nhập”.
Hệ thống sẽ gửi thông báo “Xác thực mã OTP” qua số điện thoại đăng ký tài khoản: Mã xác thực đã được gửi qua số điện thoại: 0352xxx493.
Lúc này bạn cần kiểm tra hòm thư tin nhắn SMS trên thiết bị điện thoại: Xác nhận nội dung tin nhắn ví dụ: “659725 la ma xac thuc danh nhap tren cong dich vu cong quoc gia. Ma co hieu luc trong vong 2 phut”.
Bạn nhanh chóng nhập dãy 6 số tương ứng vào mục “Nhập mã OTP” nếu quá thời hạn 2 phút mã OTP trước đó sẽ bị vô hiệu và bạn sẽ phải thực hiện gửi lại mã xác thực. Bạn nhấn chọn “Gửi lại OTP”.
Sau khi nhập xong mã OTP bạn nhấn chọn “Xác nhận” để đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bước 2: Kiểm tra thông tin cá nhân
Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn xem “thông tin cá nhân”.
Tại mục “Thông tin tài khoản” bạn chọn mục “thông tin định danh”.
Bước 3: Nhận kết quả tra cứu mã định danh cá nhân
Bên trong mục thông tin định danh bạn không chỉ tra cứu được thông tin về mã định danh cá nhân (Số chứng minh thư/căn cước công dân – 12 số) mà còn có toàn bộ các thông tin cá nhân khác được cập nhật từ cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư.
Biểu tượng xanh là các thông tin đã được xác minh với Cơ sở dữ liệu về Dân cư Quốc gia hoặc Cơ sở dữ liệu tin cậy khác nên đây là các thông tin hoàn toàn chính xác.
Bên cạnh đó, các biểu tượng màu vàng là thông tin do người dùng tự nhập và chưa được xác minh dựa trên Cơ sở dữ liệu tin cậy.
Trên đây là toàn bộ 3 bước tra cứu mã số định danh cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
3.2. TRA CỨU TRÊN VNeID
Sau khi sổ hộ khẩu giấy trở nên vô hiệu, Cơ quan Công An các tỉnh và địa phương thực hiện vận động, khuyến khích và hướng dẫn công dân cách tải và cài đặt ứng dụng định danh điện tử Quốc gia VNeID của trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm thực hiện mục tiêu quản lý dân cư thông qua hệ thống điện tử.
Theo đó, người dân sau khi đã tải, cài đặt và đăng nhập thành công hoàn toàn có thể sử dụng ứng dụng này để tra cứu mã định danh của cá nhân hết sức dễ dàng.
Cách tra cứu bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây.
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID trên điện thoại
Bước 2: Ví giấy tờ
Tại mà hình trang chủ của VNeID bạn chọn “Ví giấy tờ”.
Bước 3: Xem thông tin cá nhân
Trong ví giấy tờ có lưu thông tin chính về thẻ căn cước công dân cùng các thông tin về giấy tờ tùy thân khác của cá nhân. Bạn chọn mục “Thông tin”.
Bước 4: Kiểm tra số định danh cá nhân
Trong mục thông tin cá nhân, bạn có thể biết được số định danh của cá nhân cùng các thông tin cá nhân cơ bản khác.
Như vậy là bạn đã tra cứu mã định danh cá nhân thành công trên ứng dụng VNeID.
4. CÁCH TRA CỨU MÃ SỐ ĐỊNH DANH CHO TRẺ EM
Căn cứ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an cấp mã số định danh cá nhân khi:
- Đăng ký giấy khai sinh. xem thêm tại THỦ TỤC KHAI SINH CHO CON NĂM 2023
- Làm Căn cước công dân đối với các trường hợp: Đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân hoặc trường hợp công dân đang sử dụng Chứng minh nhân dân 9 số chuyển sang đăng ký Căn cước công dân.

Như vậy, Bộ Công an đã và sẽ triển khai cấp mã số định danh cá nhân cho toàn bộ người dân, học sinh chưa có Chứng minh thư/ Căn cước công dân và kể cả trẻ sơ sinh.
Với đối tượng là trẻ em chưa được cấp thẻ Chứng minh thư/ Căn cước công dân sẽ không tạo được tài khoản Dịch vụ công Quốc Gia nên không thể thực hiện việc tra cứu mã số định danh cá nhân trên website Cổng Dịch vụ công Quản lý dân cư như hướng dẫn bên trên.
Tuy nhiên, theo như quy định trên thì người dân có thể tra cứu số định danh cá nhân cho trẻ trên giấy khai sinh theo mẫu mới gồm bản chính và bản sao được quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP do Bộ Tư pháp in ấn và phát hành.
Dãy số trong mã định danh trên giấy khai sinh của trẻ, bố mẹ có thể sử dụng để đăng ký tài khoản định danh điện tử cho con.
Với đối tượng là học sinh có giấy khai sinh theo mẫu cũ sẽ không có mục “số định danh cá nhân” thì tra cứu mã số định danh học sinh như thế nào? Trường hợp này Bố mẹ có thể tra cứu mã số định danh cho con bằng cách liên hệ với cơ quan Công an cấp Huyện, Thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của học sinh để được cung cấp số định danh cá nhân.
Có thể thấy rằng hiện nay đối với người dân đang sở hữu thẻ CCCD 12 số hoặc thẻ CCCD gắn chíp điện tử thì mã định danh của cá nhân cũng chính là số căn cước công dân. Người dân khi tra cứu số thẻ căn cước công dân, kết quả cũng chính là tra cứu mã định danh cá nhân.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tuệ An Law về vấn đề này, nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ hotline: 0984.210.550 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Các bài viết khác:
- THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN, ĐĂNG KÝ HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU NĂM 2023
- CHƯA LY HÔN MÀ CÓ CON VỚI NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
Xem thêm:
Dịch vụ Luật sư tốt nhất của Tuệ An LAW
Tuệ An LAW cung cấp thông tin phí dịch vụ luật sư tư vấn tại Hà Nội như sau:
- Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
- Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của luật sư chính.
- Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,…
- Nhận đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Tòa án;
- Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.
Nếu bạn cần tư vấn pháp lý, có thể liên hệ đến Tuệ An LAW theo các phương thức sau:
Điện thoại(Zalo/Viber): 094.821.0550
Website: tueanlaw.com
Email: [email protected]