Phá sản và thủ tục phá sản doanh nghiệp
Cũng giống như một thực thể sống “có sinh, có tử”, doanh nghiệp cũng có chu kỳ sống của nó. Theo các nhà kinh tế, chu kỳ sống của doanh nghiệp trải qua bốn giai đoạn tiêu biểu là: khởi nghiệp, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Nếu bước qua giai đoạn tăng trưởng, nhà quản trị không biết “nhìn xa trông rộng” và dự liệu những tình huống xấu xảy ra để kịp thời đối phó thì doanh nghiệp sẽ bước vào thời kỳ suy thoái. Tính chu kỳ này cũng cho thấy sự suy vong và phá sản có thể là một giai đoạn sẽ xảy ra với bất cứ một doanh nghiệp nào. Thực tế cho thấy không phải ai cũng có thể hiểu về phá sản cũng như thủ tục phá sản. Để nắm rõ và hiểu hơn về phá sản và thủ tục phá sản doanh nghiệp, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tuệ An Law, hoặc truy cập vào liên kết: https://tueanlaw.com/?p=6099&preview=true

  1. Cơ sở pháp lý

     

    – Luật phá sản năm 2014;
    – Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  2. Các vấn đề liên quan tới phá sản

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014:
    “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
    Theo đó có thể hiểu về phá sản như sau:
    – Chủ thể phá sản: là các doanh nghiệp, hợp tác xã.
    – Nguyên nhân phá sản: Mất khả năng thanh toán. Theo đó doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
    Các tiêu chí được coi là mất khả năng thanh toán bao gồm:
    – Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này.
    – Khoản nợ đến hạn thanh toán, cụ thể:
    + Là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp, HTX phải có nghĩa vụ trả nợ.
    + Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    – Doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
    + Doanh nghiệp, HTX không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
    + Doanh nghiệp, HTX có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

    Như vậy, theo tiêu chí nêu trên thì “mất khả năng thanh toán” không có nghĩa là doanh nghiệp, HTX không còn tài sản để trả nợ. Theo đó, mặc dù doanh nghiệp, HTX còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ thì vẫn coi là doanh nghiệp, HTX “mất khả năng thanh toán”.
    – Có quyết định của Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản: Việc Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã về phá sản, căn cứ vào các điều kiện được coi là phá sản của pháp luật, Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp/hợp tác xã đó là phá sản. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày nếu như không có kháng cáo, kháng nghị.
  3. Bạn muốn thành lập doanh nghiệp? bạn còn băn khoăn vướng mắc? Bạn chưa tìm được giải pháp phù hợp?, hãy liên hệ với Tuệ an law qua hot line: 0984.210.550 để được tư vấn, Luật sư tuệ an law chuyên tư vấn các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp. bạn có thể xem thêm một số bài viết khác mà tuệ an law cung cấp: THỦ TỤC RÚT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp
  4. Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp phá sản


    – Về tình trạng của doanh nghiệp: sẽ bị chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý
    + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo và đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
    + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật Phá sản năm 2014 thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.
    – Về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp:
    + Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, bao gồm:
    a) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn
    b) Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
    c) Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ

    Thì sẽ không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
    + Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    – Cấm đảm nhiệm chức vụ đối với chủ doanh nghiệp phá sản:
    + Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước.
    + Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
    + Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
  5. Thủ tục phá sản doanh nghiệp


    Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
    Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
    Bước 2: Tòa án nhận đơn
    – Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là 1.500.000 đồng. Trường hợp không phải nộp lệ phí bao gồm:
    + Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
    + Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản.
    – Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
    – Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
    Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
    – Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
    – Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
    Bước 4: Mở thủ tục phá sản
    – Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
    – Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…
    – Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
    Bước 5: Hội nghị chủ nợ
    – Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
    + Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
    + Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
    + Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
    – Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
    + Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
    + Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
    + Đề nghị tuyên bố phá sản.
    Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
    Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
    Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
    – Thanh lý tài sản phá sản;
    – Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
  6. xem thêm bài viết khác của tuệ an law về doanh nghiệp:  THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐƯỢC THÀNH LẬP TRÊN CƠ SỞ CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT
  7. Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp


    – Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.
    = Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
    + Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
    + Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
    + Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
    + Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
    Trên đây là những vấn đề liên quan tới phá ản và thủ tục tiến hành phá sản của doanh nghiệp, mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các quý vị độc giả hiểu và nắm được các vấn đề cần lưu ý!
    Xem thêm: 

    – HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ NĂM 2023
    – THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG HỘ KINH DOANH
    – THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2023

    Tuệ An LAW cung cấp thông tin phí dịch vụ luật sư tư vấn tại Hà Nội như sau:

    • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
    • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của luật sư chính.
    • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,…
    • Nhận đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Tòa án;
    • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
      Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.
      Nếu bạn cần tư vấn pháp lý, có thể liên hệ đến Tuệ An LAW theo các phương thức sau:
      Điện thoại(Zalo/Viber): 094.821.0550;
      Website: https://tueanlaw.com/;
      Email: [email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!