Hiện nay, bán hàng online ngày càng phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên nhiều người lợi dụng kinh doanh online là một hình thức để trốn thuế. Vậy kinh doanh online có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế không? Cần quan tâm các vấn đề pháp lý nào khi kinh doanh online? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Tuệ An Law.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Nghị định 39/2007/NĐ-CP 
  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP 
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư số 47/2014/TT-BCT
  • Thông tư 40/2021/TT-BTC

2. CÁC LOẠI THUẾ MÀ NGƯỜI KINH DOANH ONLINE PHẢI NỘP

Bán hàng online được thực hiện qua các hình thức khác nhau, ví dụ như bán qua các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… Tại quy định của điểm đ khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì hoạt động thương mại điện tử là đối tượng phải nộp các loại thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.

Mặt khác, theo khoản 11 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC và khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì “Hoạt động thương mại điện tử” là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, kể từ ngày 5/12/2020 các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Ngân hàng cũng phải có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có phát sinh thu nhập từ Việt Nam; phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

Tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Như vậy, cá nhân kinh doanh online có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Ngược lại, cá nhân kinh doanh online có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp hai loại thuế này. Mức thuế suất thu nhập cá nhân kinh doanh 0.5%, thuế giá trị gia tăng là 1%.

Ngoài ra, người bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch còn phải nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Thông tư 302/2016/TT-BTC.

3. CÁCH TÍNH THUẾ, LỆ PHÍ MÀ NGƯỜI KINH DOANH ONLINE PHẢI NỘP

3.1. LỆ PHÍ MÔN BÀI

Mức lệ phí môn bài đối với cá nhân hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh bán hàng online là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) & THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (TNCN)

Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch có thể lựa 01 trong 03 phương pháp: phương pháp kê khai, phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh, phương pháp khoán, để khai, tính thuế và nộp đúng số thuế theo quy định của Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Số thuế phải nộp của cá nhân, hộ gia định bán hàng online được xác định dựa trên công thức sau:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

4. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI, NỘP THUẾ KHI KINH DOANH ONLINE

4.1. HỒ SƠ KÊ KHAI ĐÓNG THUẾ

Đối với hồ sơ kê khai thuế đối với các cá nhân kinh doanh online cụ thể như sau:

Chủ kinh doanh nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu theo tờ khai mẫu số 01/CNKD được ban hàng.

Các chủ kinh doanh phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và khai thuế 1 lần/năm, đó là trong trường hợp quy mô kinh doanh không thay đổi. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý, không phải bất cứ chủ kinh doanh online nào cũng phải nộp thuế, chỉ những chủ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm thì mới phải nộp các khoản phí như thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân hay thuế VAT.

Đối với những cá nhân hay tổ chức kinh doanh online có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm dù không phải đóng thuế, tuy nhiên vẫn phải có trách nhiệm đăng ký và kê khai thuế.

Đối với tờ khai thuế thì bạn có thể khai trên trang website của cục thuế hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tới cơ quan thuế theo tờ khai mẫu.

4.2. THỜI GIAN KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ

Thời gian nộp kê khai thuế đối với chủ kinh doanh online chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm bắt đầu tính thuế. Trong trường hợp, chủ kinh doanh nộp thuế mới bắt đầu ra kinh doanh hoặc có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ thuế chậm nhất là ngày từ 10 kể từ khi bắt đầu kinh doanh hoặc có sự thay đổi trong mô hình và ngành nghề kinh doanh. 

Thời hạn nộp thuế đối với chủ kinh doanh online sẽ có thông báo cụ thể và chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.

5. KINH DOANH ONLINE TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Hành vi không kê khai và không nộp thuế theo quy định được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Hành vi không kê khai và không nộp thuế theo quy định được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế. Mức phạt đối với cá nhân là 1/2 mức tiền phạt đối với tổ chức.

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của tội “Trốn thuế” được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người nào thực hiện các hành vi để trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn trốn thuế tiếp thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tuệ An Law về vấn đề này, nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ hotline: 0984.210.550 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Các bài viết khác:

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tốt nhất của Tuệ An LAW

Tuệ An LAW cung cấp thông tin phí dịch vụ luật sư tư vấn tại Hà Nội như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,…
  • Nhận đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Tòa án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Nếu bạn cần tư vấn pháp lý, có thể liên hệ đến Tuệ An LAW theo các phương thức sau:

Điện thoại(Zalo/Viber): 094.821.0550

Website: tueanlaw.com

Email: [email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!