Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương

Hiện nay tình trạng đơn phương ly hôn có xu hướng gia tăng, nhiều cặp đôi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng trong hôn nhân đều lựa chọn giải pháp ly hôn. Tuy nhiên để được tòa thụ lý yêu cầu đơn phương ly hôn thì còn cần phải dựa trên những căn cứ theo quy định của pháp luật. Chính vì thế, bài viết hôm nay, TUỆ AN LAW sẽ thông tin đến bạn đọc nội dung tư vấn về “Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương”.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Ly hôn là gì?

Ly hôn là một hiện tượng xã hội với ý nghĩa thực chất là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, là việc vợ chồng bỏ nhau. Căn cứ trên những thuật ngữ được Luật Hôn nhân và gia đình sử dụng thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương
Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội kết hợp với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng. Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định mở rộng hơn trước về phạm vi người có quyền yêu cầu ly hôn.

Cụ thể tại Điều 51 có quy định như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Căn cứ ly hôn đơn phương

Không chỉ trong trường hợp cả hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn mà ngay cả trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Sau khi Tòa thụ lý vụ việc, đều tiến hành điều tra và hòa giải, nếu hòa giải không thành và xét thấy giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương không còn nữa, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa mới giải quyết cho ly hôn.

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương, nếu hòa giải không thành thì Tòa sẽ giải quyết cho ly hôn nếu xét thấy có căn cứ về việc:

1. Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3.Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Đây là quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo quy định đó khi một bên có yêu cầu ly hôn đơn phương thì có 03 căn cứ để Tòa chấp thuận như trên.

Phân tích một vài khía cạnh làm rõ quy định trên:

  • Thứ nhất, về vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Khi yêu cầu ly hôn cần đưa ra được căn cứ về việc vợ hoặc chồng có mối quan hệ ngoài luồng với người khác, vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân. Đồng thời có những bằng chứng cụ thể, rõ ràng về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, đánh đập, xúc phạm mình.
  • Thứ hai, cần hiểu quan hệ vợ chồng lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là giữa vợ chồng đã có nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ chồng không thể chịu đựng được nhau nữa, các thành viên trong gia đình không thể sống chung như bình thường, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được.
  • Thứ ba, trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn. Quy định này thể hiện sự cụ thể hóa hậu quả của việc Tòa án tuyên bố công dân bị mất tích theo Bộ luật Dân sự. Xét trong quan hệ hôn nhân gia đình, việc một người mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình. Cần phải giải phóng cho người còn lại thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt này khi họ có yêu cầu được ly hôn.

Hồ sơ đơn phương ly hôn cần những gì?

Khi tiến hành yêu cầu ly hôn đơn phương, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu như bạn bị mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bạn có thể lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xin xác nhận, trích lục.
  • Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (bản sao có công chứng);
  • Chứng minh nhân dân bản sao có công chứng;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có);
  • Các tài liệu chứng cứ khác (nếu có).

Dịch vụ pháp lý về ly hôn Thuận tình của chúng tôi bao gồm:

  • Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu về việc ly hôn thuận tình;
  • Tư vấn ly hôn thuận tình về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản;
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan cho khách hàng;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách tại các cấp tòa án;
  • Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn thuận tình cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án.

Trên đây là tư vấn của TUỆ AN LAW về: “Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương” theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

Công Ty TUỆ AN LAW

“GIÁ TRỊ TẠO NIỀM TIN”

Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 098.421.0550

Một số bài viết có liên quan:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!