1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
1. OVERVIEW OF FOREIGN INVESTMENT AND INVESTMENT SECTORS IN VIETNAM
1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài
1.1. Concept of Foreign Investment
Đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một hình thức đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhà đầu tư từ một quốc gia thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần hoặc thiết lập cơ sở kinh doanh tại một quốc gia khác với mục tiêu kiểm soát hoạt động kinh doanh tại đó.
Theo Luật Đầu tư 2020 của Việt Nam, “đầu tư nước ngoài” là việc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở các hình thức như thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, đầu tư theo hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư (Luật Đầu tư 2020).
Đặc trưng cơ bản của đầu tư nước ngoài bao gồm yếu tố xuyên biên giới, tính dài hạn, gắn với quyền kiểm soát hoặc chi phối nhất định của nhà đầu tư nước ngoài đối với đối tượng đầu tư. Khác với đầu tư gián tiếp (portfolio investment), đầu tư nước ngoài thường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ, tri thức quản trị và có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế tiếp nhận đầu tư.
Foreign Direct Investment (FDI) refers to a form of cross-border investment in which an investor from one country contributes capital, purchases shares, or establishes a business entity in another country with the objective of exerting control over business operations in the host country. Under Vietnam’s 2020 Law on Investment, “foreign investment” is defined as activities in which foreign investors conduct business and investment operations in Vietnam through various forms such as establishing economic organizations, contributing capital, acquiring shares or capital contributions, investing under contracts, or implementing investment projects (Law on Investment 2020).
The fundamental characteristics of foreign investment include its cross-border nature, long-term orientation, and the ability of the foreign investor to exercise control or significant influence over the investment target. Unlike portfolio investment, foreign direct investment typically involves the transfer of technology, management expertise, and has substantial impacts on the host economy.
1.2. Vai trò của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam
1.2. The Role of Foreign Investment in Vietnam’s Economy
Từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới năm 1986 và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, dòng vốn FDI đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, mở rộng thị trường lao động và hiện đại hóa nền kinh tế.
Cụ thể, đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 20% GDP, hơn 70% kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tạo việc làm cho hàng triệu lao động ([CIEM, 2022]). Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, Toyota đã thiết lập cơ sở sản xuất và trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài còn tạo sức ép cải cách thể chế, minh bạch hóa môi trường pháp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức như chuyển giá, ô nhiễm môi trường hoặc sự phụ thuộc vào vốn ngoại tệ.
Since Vietnam initiated the Đổi Mới (Renovation) policy in 1986 and enacted the Law on Foreign Investment in 1987, FDI has become one of the key drivers of economic growth, industrial restructuring, labor market expansion, and economic modernization.
Specifically, FDI contributes approximately 20% to Vietnam’s GDP, accounts for over 70% of annual export turnover, and generates employment for millions of workers (CIEM, 2022). Major corporations such as Samsung, Intel, and Toyota have established manufacturing facilities and research centers in Vietnam, thereby enhancing the country’s integration into global value chains.
Furthermore, foreign investment creates pressure for institutional reform, promotes legal transparency, and enhances national competitiveness. However, it also poses challenges such as transfer pricing, environmental degradation, and increasing dependence on foreign capital.
1.3. Hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1.3. Legal Framework Governing Foreign Investment in Vietnam
Việt Nam hiện nay đang áp dụng một khung pháp lý khá đầy đủ và đồng bộ để điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm:
Luật Đầu tư 2020 (Luật số 61/2020/QH14): Là văn bản pháp lý nền tảng điều chỉnh chung hoạt động đầu tư, quy định rõ ngành nghề, hình thức đầu tư, điều kiện và ưu đãi đầu tư.
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư: Bao gồm Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, cùng nhiều luật chuyên ngành điều chỉnh các khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tư.
Các điều ước quốc tế có liên quan, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP; cùng với cam kết của Việt Nam tại WTO về mở cửa thị trường đầu tư.
Việc điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài không chỉ dừng ở việc cho phép hay không cho phép, mà còn phải đặt trong khuôn khổ các cam kết quốc tế, đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng, bảo hộ đầu tư, và giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.
Vietnam has developed a relatively comprehensive and consistent legal framework for governing foreign investment, including the following key instruments:
- The Law on Investment 2020 (Law No. 61/2020/QH14): The principal statute regulating investment activities, including provisions on investment sectors, forms of investment, investment conditions, and incentives.
- Decree No. 31/2021/ND-CP guiding the implementation of the Law on Investment: Includes the List of Sectors and Trades with Market Access Restrictions for Foreign Investors.
- The Law on Enterprises 2020, the Land Law, the Construction Law, the Law on Environmental Protection, and other specialized laws governing various aspects of investment activities.
- Relevant international treaties, particularly new-generation FTAs such as CPTPP, EVFTA, and RCEP, as well as Vietnam’s WTO commitments regarding market access liberalization.
Regulations on foreign investment extend beyond simply permitting or prohibiting activities; they must also be interpreted within the context of Vietnam’s international commitments, ensuring principles of fair treatment, investment protection, and effective dispute resolution mechanisms.
1.4. Quá trình phát triển chính sách ngành, nghề đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1.4. Development of Vietnam’s Investment Sector Policy
Từ giai đoạn ban đầu (1987–2005), chính sách ngành nghề đầu tư chủ yếu mang tính đóng, nghĩa là quy định ngành nghề được phép đầu tư cụ thể, còn lại mặc nhiên bị cấm hoặc hạn chế.
Từ năm 2006 đến nay, cùng với việc gia nhập WTO và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam chuyển dần sang mô hình mở có điều kiện – nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư tất cả các ngành nghề không bị cấm hoặc hạn chế. Hệ thống ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường hiện nay được quy định tập trung trong Nghị định 31/2021/NĐ-CP theo hướng minh bạch hóa và đơn giản hóa.
Hiện nay, Việt Nam áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với hai nhóm chính:
Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường (cấm tuyệt đối).
Ngành, nghề có điều kiện tiếp cận thị trường (yêu cầu thêm về vốn, đối tác trong nước, hình thức pháp nhân…).
Danh mục này được thiết kế dựa trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích quốc gia, bảo vệ an ninh – quốc phòng, đạo đức xã hội, và bảo hộ ngành sản xuất nội địa.
From the early period (1987–2005), Vietnam adopted a closed-list approach to investment policy, specifying only permitted sectors, with all other sectors implicitly prohibited or restricted.
Since 2006, with Vietnam’s accession to the WTO and participation in numerous FTAs, the country has transitioned toward a conditional open-list model, whereby foreign investors may engage in all sectors not explicitly prohibited or restricted. The current system of sectors subject to market access restrictions is codified in Decree No. 31/2021/ND-CP, which emphasizes transparency and simplification.
Currently, Vietnam applies a two-tier list of restricted market access sectors:
- Sectors not open to foreign investors (absolute prohibition);
- Sectors open under specific market access conditions (e.g., capital ownership ratios, domestic partnership requirements, legal entity structure, etc.).
This list is designed to align with national interests, safeguard national defense and security, uphold social ethics, and protect domestic industries.
2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
2. CLASSIFICATION SYSTEM OF INVESTMENT SECTORS IN VIETNAM
2.1. Cơ sở pháp lý phân loại ngành, nghề đầu tư tại Việt Nam
2.1. Legal Basis for Investment Sector Classification in Vietnam
Hệ thống phân loại ngành, nghề đầu tư tại Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Đồng thời, việc phân loại này cũng phải tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có WTO, CPTPP, EVFTA.
Theo Luật Đầu tư 2020, hoạt động đầu tư tại Việt Nam được điều chỉnh thông qua 4 nhóm ngành nghề chính:
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6).
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 7).
Và ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9)
Ngành, nghề được phép đầu tư không điều kiện (không nằm trong ba nhóm trên)
Việc phân loại này nhằm đảm bảo cân bằng giữa thu hút vốn đầu tư và bảo vệ lợi ích công, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng – an ninh, trật tự công cộng, y tế, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và an ninh mạng.
Vietnam’s classification system for investment sectors is primarily based on the 2020 Law on Investment and its implementing regulations, particularly Decree No. 31/2021/ND-CP. This system also reflects Vietnam’s commitments under international agreements, including the WTO, CPTPP, and EVFTA.
Under the 2020 Law on Investment, investment activities in Vietnam are categorized into four main sectoral groups:
- Prohibited business sectors (Article 6);
- Conditional business sectors (Article 7);
- Sectors subject to market access restrictions for foreign investors (Article 9);
- Unrestricted sectors (i.e., those not falling within the above categories).
This classification system aims to strike a balance between attracting foreign capital and safeguarding public interests, particularly in sectors related to national defense, public order, healthcare, culture, natural resources, and cybersecurity.
2.2. Nhóm ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
2.2. Prohibited Business Sectors
Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định rõ 8 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm:
(1) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;
(2) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;
(3) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020;
(4) Kinh doanh mại dâm;
(5) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
(6) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
(7) Kinh doanh pháo nổ;
(8) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
Theo đó, Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 đã bổ sung thêm 02 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh từ ngày 01/07/2025:
(9) Kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia;
(10) Kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật.
Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam tuyệt đối không cho phép mọi tổ chức, cá nhân – bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước – tham gia, nhằm bảo vệ đạo đức xã hội, an toàn công cộng và tuân thủ công ước quốc tế.
Clause 1, Article 6 of the 2020 Law on Investment enumerates eight sectors in which investment is strictly prohibited:
- Trading in narcotic substances (as listed in Appendix I);
- Trading in certain hazardous chemicals and minerals (as listed in Appendix II);
- Trading in endangered wildlife species and related specimens (as defined by CITES and Appendix III of the Law);
- Prostitution;
- Human trafficking and trading in human organs, body parts, or fetuses;
- Human cloning;
- Trading in firecrackers;
- Debt collection services.
As per the Law amending the Law on Planning, Law on Investment, Law on PPP Investment, and Law on Procurement (2024), two additional prohibited sectors will take effect from 01 July 2025:
- Trading in national treasures;
- Exporting antiques and relics.
These prohibitions apply uniformly to all entities, including both domestic and foreign investors, and are grounded in the objectives of safeguarding social morality, public safety, and compliance with international conventions.
2.3. Nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
2.3. Conditional Business Sectors
Theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020, có 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê trong Phụ lục IV. Đây là những lĩnh vực mà việc đầu tư phụ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện nhất định về pháp lý, kỹ thuật, tài chính, nhân sự hoặc đối tác liên doanh.
Ví dụ:
Kinh doanh dịch vụ pháp lý: yêu cầu liên doanh với tổ chức luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài chỉ được hành nghề tư vấn.
Dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 49% vốn điều lệ.
Ngành nghề giáo dục, y tế, xuất bản, truyền hình…: phải tuân thủ điều kiện về giấy phép, nhân sự, sở hữu và hình thức đầu tư cụ thể.
Những điều kiện này nhằm kiểm soát rủi ro xã hội và đảm bảo rằng nhà đầu tư nước ngoài không chi phối trong các lĩnh vực nhạy cảm, mang tính chiến lược.
Article 7 of the 2020 Law on Investment identifies 227 business sectors subject to investment conditions, listed in Appendix IV. These conditions may pertain to legal requirements, technical standards, financial capability, professional qualifications, or mandatory domestic partnerships.
Examples include:
- Legal services: Foreign investors must form joint ventures with Vietnamese law firms, and foreign lawyers are limited to consultancy roles;
- Telecommunications with network infrastructure: Foreign ownership is capped at 49%;
- Education, healthcare, publishing, broadcasting: Require licenses, qualified personnel, ownership limitations, and regulated investment forms.
These conditions are imposed to manage social risks and ensure that foreign investors do not dominate sensitive or strategic sectors.
2.4. Nhóm ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
2.4. Sectors Subject to Market Access Restrictions for Foreign Investors
Đây là điểm đổi mới lớn của Luật Đầu tư 2020 nhằm thể chế hóa nguyên tắc “tiếp cận thị trường như nhà đầu tư trong nước”, nhưng có ngoại lệ cụ thể.
Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP, danh mục này gồm:
Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường: Nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn không được tham gia.
Ngành, nghề có điều kiện tiếp cận thị trường: Được đầu tư nhưng phải đáp ứng điều kiện cụ thể về:
Tỷ lệ sở hữu vốn.
Hình thức đầu tư.
Phạm vi hoạt động đầu tư.
Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư.
Điều kiện khác do pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.
Ví dụ:
Dịch vụ quảng cáo: yêu cầu liên doanh với pháp nhân Việt Nam.
Dịch vụ logistic: tùy loại hình mà giới hạn tỷ lệ vốn khác nhau.
Và dịch vụ báo chí, xuất bản: nhà đầu tư nước ngoài bị cấm tiếp cận hoàn toàn.
Nội dung này được công khai tại Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, cập nhật thường xuyên và có giá trị pháp lý.
This category represents a major innovation under the 2020 Law on Investment, which institutionalizes the principle of “national treatment” for foreign investors—subject to defined exceptions.
According to Article 9 of the Law and Decree No. 31/2021/ND-CP, the list includes:
- Sectors not open to foreign investors: Full prohibition;
- Sectors with conditional market access: Allowed entry, but subject to specific conditions such as:
- Equity ownership limits;
- Permitted forms of investment;
- Scope of business activities;
- Investor qualifications and Vietnamese partners;
- Other conditions stipulated by Vietnamese law or international treaties.
- Equity ownership limits;
Examples include:
- Advertising services: Require joint ventures with Vietnamese legal entities;
- Logistics services: Foreign ownership caps vary depending on the specific sub-sector;
- Press and publishing services: Completely prohibited for foreign investors.
This information is publicly available and regularly updated on the National Foreign Investment Portal, with full legal effect.
2.5. Ngành, nghề được phép đầu tư không điều kiện
2.5. Sectors Permitted for Foreign Investment without Market Access Conditions
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, các ngành, nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia mà không bị liệt kê trong danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường thì được hiểu là ngành, nghề được phép đầu tư không điều kiện. Cách tiếp cận này phản ánh rõ nguyên tắc “chọn bỏ” (negative list) – tức nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do tiếp cận tất cả các lĩnh vực trừ khi có quy định hạn chế cụ thể trong pháp luật nội địa hoặc điều ước quốc tế.
Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong chính sách mở cửa thị trường đầu tư của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết hội nhập kinh tế toàn cầu. Các lĩnh vực như sản xuất hàng hóa, phát triển phần mềm, dịch vụ kỹ thuật, thương mại điện tử, thực phẩm – đồ uống, nông nghiệp công nghệ cao, v.v… được xem là những ngành nghề tiêu biểu không bị hạn chế và do đó thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù thuộc nhóm “không điều kiện” từ góc độ tiếp cận thị trường, nhà đầu tư vẫn phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý chung như: đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, tuân thủ quy định về thuế, lao động, bảo vệ môi trường và các quy định chuyên ngành khác (nếu có). Do vậy, khái niệm “không điều kiện” ở đây không đồng nghĩa với tự do tuyệt đối, mà chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp cận thị trường theo nghĩa hẹp.
Mặc dù danh mục ngành, nghề được phép đầu tư không điều kiện không được ban hành dưới hình thức văn bản liệt kê chính thức, nhưng về mặt thực tiễn, do được xác định theo phương pháp loại trừ, nên việc tra cứu và áp dụng đôi khi gặp khó khăn cho nhà đầu tư – đặc biệt trong bối cảnh hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và mã ngành theo WTO hoặc các FTA không hoàn toàn tương đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc hoàn thiện công cụ hỗ trợ tra cứu, thống nhất quy chuẩn phân loại và nâng cao năng lực hướng dẫn pháp lý của cơ quan đăng ký đầu tư.
According to the 2020 Law on Investment, any sector not listed as prohibited, conditional, or restricted for market access is deemed unrestricted. This classification reflects the “negative list” approach, under which foreign investors are free to invest in all sectors unless specifically restricted by law or treaty.
This approach represents significant progress in Vietnam’s market liberalization efforts, aligning with global best practices and international commitments. Common examples of unrestricted sectors include manufacturing, software development, technical services, e-commerce, food and beverage production, and high-tech agriculture—all of which have attracted considerable foreign capital in recent years.
Nonetheless, while such sectors are free from market access restrictions, foreign investors remain subject to general regulatory obligations, including investment registration, enterprise establishment (under the Law on Enterprises), taxation, labor compliance, environmental protection, and sector-specific rules (where applicable). Therefore, “unrestricted” should be understood in the narrow sense of market access, not as total deregulation.
Although the list of unrestricted sectors is not formally codified, it is inferred by exclusion. This can lead to difficulties in practical application, especially when discrepancies arise between Vietnam’s domestic sector classification and international systems (e.g., WTO or FTA classifications). Accordingly, there is an urgent need to develop comprehensive legal guidance tools, standardize classification schemes, and enhance the advisory capacity of investment registration authorities.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3. CONCLUSION AND RECOMMENDATIONS
3.1. Kết luận
3.1. Conclusion
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các ngành nghề cho phép nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận quan trọng như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thông qua Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc phân loại ngành, nghề thành bốn nhóm (cấm, có điều kiện, hạn chế tiếp cận thị trường, và không điều kiện) không chỉ bảo đảm tính minh bạch, mà còn thể hiện tư duy quản lý hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết trong WTO, CPTPP, EVFTA, RCEP.
Thứ hai, hệ thống phân loại ngành nghề và danh mục hạn chế tiếp cận thị trường đã góp phần hạn chế rủi ro trong các lĩnh vực nhạy cảm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận nhiều lĩnh vực quan trọng như sản xuất, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại điện tử, phát triển phần mềm…
Thứ ba, thực tiễn triển khai các quy định pháp luật vẫn còn tồn tại một số bất cập, như: chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng giữa các địa phương; còn thiếu công cụ tra cứu chính xác và kịp thời; chưa có sự điều chỉnh đồng bộ giữa luật nội địa và cam kết quốc tế; cùng với đó là sự chậm trễ trong cập nhật các ngành nghề theo xu thế phát triển mới.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng Việt Nam đang từng bước hội nhập và mở cửa thị trường đầu tư theo hướng tích cực, song vẫn cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững dòng vốn FDI.
Based on the theoretical analysis and practical examination of sectors permitted for foreign investment in Vietnam, several key conclusions can be drawn:
First, Vietnam has gradually established a relatively comprehensive legal framework governing foreign investment activities, particularly through the Law on Investment 2020 and its implementing regulations. The classification of investment sectors into four categories—prohibited, conditional, market-access-restricted, and unrestricted—demonstrates a transparent and modern regulatory approach that aligns with international standards and commitments under the WTO, CPTPP, EVFTA, and RCEP.
Second, the sector classification system and the list of market access restrictions have contributed to effectively managing risks in sensitive sectors, while at the same time facilitating access to a wide range of sectors such as manufacturing, high-tech agriculture, e-commerce, and software development—fields that attract considerable foreign capital.
Third, the implementation of these legal provisions in practice still faces several challenges, such as inconsistencies in interpretation and application across localities; the lack of an efficient, updated database for investors; and the limited harmonization between domestic regulations and international agreements. Moreover, the classification of sectors has yet to keep pace with emerging global trends and technological transformations.
From the above findings, it is evident that Vietnam is making progressive strides in liberalizing and opening its investment market. However, continued institutional reforms and legal improvements are necessary to enhance national competitiveness and ensure the sustainable development of FDI inflows.
3.2. Khuyến nghị
3.2. Recommendations
Để nâng cao hiệu quả thực thi và thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề phù hợp, luận văn đề xuất một số kiến nghị sau:
(1) Hoàn thiện pháp luật:
Sớm sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại ngành nghề để thống nhất với các điều ước quốc tế.
Rà soát và đơn giản hóa điều kiện tiếp cận thị trường, đặc biệt trong các ngành có tiềm năng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.
(2) Tăng cường minh bạch và tra cứu thông tin:
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ngành nghề đầu tư theo mã ngành chuẩn hóa, liên thông với hệ thống FTA và WTO.
Cung cấp hướng dẫn chi tiết, công khai và cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
(3) Nâng cao năng lực cơ quan quản lý:
Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đầu tư để bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả.
Tăng cường cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương trong việc áp dụng thống nhất các điều kiện ngành nghề.
(4) Chủ động điều chỉnh chính sách ngành nghề trong bối cảnh mới:
Thích ứng với xu hướng số hóa, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, và an ninh dữ liệu – từ đó cập nhật danh mục ngành nghề cho phù hợp.
Khuyến khích đầu tư vào các ngành mang tính lan tỏa, tạo việc làm chất lượng cao và chuyển giao công nghệ.
To improve the effectiveness of policy implementation and further attract foreign investment into appropriate sectors, the following recommendations are proposed:
(1) Improve the legal framework:
- Amend and supplement legal provisions on sector classification to ensure consistency with international agreements.
- Review and simplify market access conditions, particularly in sectors with high potential for technological innovation and development.
(2) Enhance transparency and information accessibility:
- Develop a national database of investment sectors with standardized industry codes, integrated with the WTO and FTA classification systems.
- Provide detailed, publicly accessible, and regularly updated investment guidelines on the National Foreign Investment Portal.
(3) Strengthen institutional capacity of regulatory bodies:
- Provide specialized training for officials involved in the appraisal and approval of foreign investment projects to ensure consistent application of investment laws.
- Foster better coordination between central and local authorities to guarantee uniform enforcement across jurisdictions.
(4) Proactively adjust investment sector policies in response to new global trends:
- Align sector classifications with emerging priorities such as digital transformation, green economy, energy transition, and data security.
- Promote foreign investment in sectors with high spillover effects, job creation potential, and technology transfer capabilities.
The above is legal advice provided by Tue An LAW on the topic: “Sectors Permitted for Foreign Investment in Vietnam” in accordance with the latest legal regulations. Should you have any questions, uncertainties, or require further legal assistance, please do not hesitate to contact our lawyers for free consultation.
Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Các ngành nghề cho phép nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam” theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550
Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính. Dịch vụ
Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Tòa án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể.
Liên hệ ngay đến số điện thoại 098.421.0550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.
Theo các phương thức sau:
Điện thoại (Zalo/Viber): 098.421.0550
Website: http://tueanlaw.com
Email: [email protected]; [email protected]
Professional Lawyers – Free Legal Advice
Hotline: 098.421.0550
Service Fee Information from Tue An Law:
- Online legal consultation via phone: Free of charge.
- In-person legal consultation at our office: From VND 500,000 per hour with a senior lawyer.
- Document drafting services: Includes drafting petitions, collecting evidence, and other legal paperwork.
- Authorized representation in dealings with competent state authorities.
- Lawyer representation in court proceedings, including litigation and defense.
- Other related legal services as required.
Service fees for legal consultation and implementation of legal procedures may be adjusted depending on the specific nature and complexity of the case.
Contact us today at 098.421.0550 to receive free consultation from a specialized lawyer, via:
- Phone / Zalo / Viber: 098.421.0550
- Website: http://tueanlaw.com
- Email: [email protected] | [email protected]