Việc dạy thêm và học thêm ngoài nhà trường được hiểu là hoạt động dạy học có thu tiền được tổ chức ngoài kế hoạch giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời không do cơ sở giáo dục công lập tổ chức. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thủ tục cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường được thực hiện như thế nào?

1. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường:

Trình tự và thủ tục cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức và cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường cần phải chuẩn bị hồ sơ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ và tài liệu như sau:

(1) Đối với các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký cấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm thì cần phải chuẩn bị những loại hồ sơ giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường (cấp phép mở lớp dạy thêm);

  • Bản cam kết thực hiện các quy định tại nơi tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường;

  • Danh sách đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, danh sách người học thêm và người đăng ký dạy thêm;

  • Đơn đăng ký dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký, đồng thời có xác nhận theo đúng quy định của pháp luật;

  • Bản kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm theo mẫu do pháp luật quy định;

  • Bản sao hợp lệ đối với các loại giấy tờ có giá trị xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (với người được đào tạo ngành khác sư phạm) của người tổ chức hoạt động dạy thêm, người đăng ký dạy thêm trên thực tế;

  • Các hồ sơ khác liên quan như đơn học thêm của học sinh, giấy tờ thuê nhà, thuê cơ sở dạy thêm, thuê bãi giữ xe trong quá trình dạy thêm ngoài nhà trường …

(2) Ở đối với giáo viên có nhu cầu tham gia hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm, có đầy đủ xác nhận đồng ý của hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị đối với các giáo viên, công chức viên chức, cán bộ hoặc có đầy đủ xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường đối với các đối tượng khác;

  • Đối với giáo viên đang công tác và làm việc tại các cơ sở giáo dục, hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo viên đang công tác và làm việc tại các trường phổ thông tư thục thì bắt buộc phải có giấy tờ cam kết không dạy thêm cho học sinh của lớp chính khóa mà giáo viên đó đang trực tiếp dạy tại trường;

  • Văn bằng và chứng chỉ sư phạm của người đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường;

  • Danh sách trường học, các tổ chức và đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, danh sách người đăng ký cấp giấy phép dạy thêm tham gia vào quá trình giảng dạy (nếu tại thời điểm xin cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường, người đăng ký dạy thêm chưa xác định được danh sách này thì bắt buộc phải nộp bổ sung trước khi bắt đầu tham gia hoạt động dạy thêm trên thực tế);

  • Trường hợp giáo viên đang làm việc và công tác tại các cơ sở giáo dục, được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo viên các trường phổ thông tư thục đăng ký dạy kèm thì cần phải nộp đơn đăng ký dạy kèm, có đầy đủ sự đồng ý bằng văn bản của hiệu trưởng trường học nơi giáo viên đó đang công tác và làm việc, trong văn bản đó cần phải thể hiện rõ những nội dung như: giáo viên dạy thêm những môn học nào, bao nhiêu nhóm, địa điểm ở đâu, thời gian, cách thức tổ chức và danh sách các nhóm học sinh kèm theo;

  • Cần phải lưu ý thêm, đối với trường học có nhu cầu dạy thêm thì thành phần hồ sơ sẽ bao gồm: Tờ trình đề nghị cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, văn bản thể hiện rõ kế hoạch tổ chức dạy thêm, danh sách giáo viên tham gia hoạt động dạy thêm.

Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn và yêu cầu bổ sung hồ sơ trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, tiếp tục chuyển sang Phòng Giáo dục và đào tạo xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Bước 3: Chuyên viên xử lý hồ sơ, tiến hành hoạt động kiểm tra thực tế cơ sở giảng dạy đối với trường hợp xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm, tiếp tục trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện hoặc lãnh đạo Phòng (trường hợp được ủy quyền) quyết định cho phép hoặc không cho phép hoạt động dạy thêm, sao lại kết quả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ giao quyết định cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường hoặc văn bản trả lời cho các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

Lưu ý trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường:

+ Số lượng hồ sơ cần phải chuẩn bị: 01 bộ;

+ Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc đối với thành phần hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho tổ chức; hoặc 05 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường cho các cá nhân;

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức;

+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và đào tạo cấp quận, huyện;

+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường hoặc văn bản trả lời trong trường hợp không đồng ý;

+ Lệ phí: Không có;

+ Tên mẫu đơn và tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường, đơn xin đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường, văn bản cam kết thực hiện các quy định tại nơi tổ chức dạy thêm và học thêm ngoài nhà trường; bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm và học thêm; danh sách đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm trên thực tế.

2. Dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT không?

Ngày 30/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT. Theo đó, tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

  • Tổ chức hoặc cá nhân khi thực hiện hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, có thu tiền của các học sinh thì phải đảm bảo những yêu cầu như sau: Có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật; công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi đặt trụ sở của cơ sở dạy thêm về các nội dung như: Môn học tổ chức dạy thêm, thời lượng dạy thêm đối với từng môn học, địa điểm tổ chức, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm và học thêm, danh sách những người dạy thêm, mức thu tiền học thêm khi tuyển sinh;

  • Người dạy thêm ngoài nhà trường phải là những cá nhân có năng lực phẩm chất tốt, có chuyên môn phù hợp với môn học mà mình tham gia dạy thêm;

  • Giáo viên đang công tác, giảng dạy tại nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì cần phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học mà mình tổ chức dạy thêm, địa điểm tổ chức, hình thức và thời gian tham gia dạy thêm.

Như vậy, theo điều luật nêu trên thì việc dạy thêm ngoài nhà trường bắt buộc phải được đăng ký kinh doanh.

3. Việc dạy thêm ngoài nhà trường phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm ngoài nhà trường như sau:

  • Trong quá trình dạy thêm ngoài trường học, giáo viên dạy thêm chỉ được phép tổ chức hoạt động dạy thêm khi học sinh, học viên có nhu cầu, học sinh tự nguyện và được cha mẹ/người giám hộ của học sinh đó đồng ý;

  • Trong quá trình dạy thêm ngoài nhà trường, giáo viên không được phép sử dụng bất cứ hình thức nào nhằm mục đích ép buộc học sinh học thêm trái quy định pháp luật;

  • Nội dung dạy thêm, học thêm không được trái với pháp luật Việt Nam, không đi ngược với thuần phong mỹ tục, không mang định kiến sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội hoặc định kiến về giới; tuyệt đối không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục để đưa vào chương trình dạy thêm;

  • Phải nhằm mục đích góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh sinh viên, không gây ảnh hưởng tới chương trình giáo dục của nhà trường, thực hiện chương trình môn học của giáo viên;

  • Thời lượng dạy thêm, thời gian, địa điểm tổ chức và hình thức dạy thêm phải hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phải đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy tại nơi tổ chức dạy thêm.

Trên đây là tư vấn của Tuệ An LAW về: “Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường” theo quy định của pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư để được tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 098.421.0550.

Xem thêm:

Hướng dẫn về đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như lập đơn khởi kiện,  thu tập chứng cứ,…
Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tuỳ vào từng việc cụ thể. Liên hệ ngay đến số điện thoại 094.821.550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí. Theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo/Viber): 098.421.0550.

Website: http://tueanlaw.com/

Email:[email protected]

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!