Bạn muốn biết giấy tờ cần thiết để “giành quyền nuôi con” bao gồm những gì? Và làm thế nào để hoàn thành thủ tục đó nhanh nhất?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc luật sư chuyên về pháp lý theo số điện thoại 094.821.0550 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ làm thủ tục xin nhanh nhất .
Luật sư chuyên về pháp lý tại Hà Nội
Đảm bảo bạn có thể hiểu cũng như nắm rõ các việc cần làm trong quá trình thực hiện thủ tục, khi đồng hành cùng Tuệ An Law, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ như sau:
– Tư vấn và cung cấp cho bạn những thông tin về quy định pháp luật liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con.
– Hỗ trợ bạn trong việc thu thập và chuẩn bị hồ sơ giành quyền nuôi con đầy đủ và chính xác
– Đại diện cho bạn trong quá trình thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con gồm việc nộp hồ sơ và tương tác với cơ quan quản lý để đảm bảo quá trình xin phép diễn ra một cách trơn tru và tuân thủ theo quy định pháp luật.
– Bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trong quá trình thực hiện thủ tục và tìm kiếm những giải pháp pháp lý tối ưu để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn.
– Giúp bạn tuân thủ các yêu cầu và thủ tục bổ sung mà cơ quan này yêu cầu, để đảm bảo quy trình giành quyền nuôi con diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.
Để bạn biết rõ và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này Tuệ An Law sẽ chia sẻ bài viết về “giành quyền nuôi con” để giải đáp những thắc mắc đó.
1. Con 5 tuổi quyền nuôi dưỡng thuộc về ai sau khi ly hôn
Theo Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn được quy định, cụ thể như sau:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Tòa án căn cứ vào những mặt sau:
– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Như vậy, con hiện tại 5 tuổi nếu 02 vợ chồng không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì Tòa sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của con của hai vợ chồng để quyết định.


2. Căn cứ giành quyền nuôi con 5 tuổi khi ly hôn
Do trường hợp con 5 tuổi không thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi nên sẽ không được ưu tiên cho mẹ nuôi và con cũng chưa đủ 7 tuổi để hỏi tham khảo hỏi ý kiến.
Do đó nếu bạn muốn giành quyền nuôi con 5 tuổi sau ly hôn thì bạn phải đưa ra được các căn cứ để chứng minh được với Tòa án rằng bạn có thể đáp ứng được mọi mặt tốt nhất cho con bao gồm:
2.1. Điều kiện về vật chất
Điều kiện về vật chất bao gồm:
– Thu nhập thực tế;
– Công việc ổn định;
– Có chỗ ở ổn định;
– Tài sản sở hữu hợp pháp;
– Các vấn đề khác.
Theo đó, các điều kiện về vật chất nêu trên nhằm đảm bảo cho người con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.
Để giành quyền nuôi con 5 tuổi, bạn cần phải chứng minh rằng mình có điều kiện về tài chính tốt hơn so với đối phương, mức thu nhập cao hơn, nơi cư trú của bạn phải đảm bảo điều kiện để nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
Để chứng minh được vấn đề này bạn cần cung cấp cho Tòa án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà ở,…
2.2. Điều kiện về tinh thần
Các điều kiện về tinh thần bao gồm:
– Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con;
– Tình cảm dành cho con từ trước đến nay;
– Điều kiện cho con vui chơi, giải trí;
– Nhân cách đạo đức của cha mẹ;
– Trình độ học vấn của cha mẹ;…
Theo đó, ngoài điều kiện về vật chất, các yếu tố về tinh thần là điều kiện không thể thiếu để làm căn cứ giành quyền nuôi con 5 tuổi.
Bạn cần phải chứng minh rằng bạn có thể nuôi dưỡng con trong môi trường tốt nhất để con phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn tinh thần, bạn có thể đảm bảo được quỹ thời gian để nuôi dưỡng và giáo dục con…
Tóm lại, để được Tòa án xem xét và chấp nhận bạn có quyền nuôi con không thì bạn phải cung cấp được các giấy tờ làm căn cứ chứng minh rằng bạn có thể đảm bảo các điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dưỡng con tốt hơn so với đối phương.


3. Khi nào thì bị tước quyền nuôi con
Việc hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình, gồm:
– Người bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con;
– Người có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Người phá tán tài sản của con.
– Người có lối sống đồi trụy.
– Người xúi giục, ép buộc con là điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp trên thì cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
4. Thủ tục giành quyền nuôi con 5 tuổi khi ly hôn
Căn cứ vào nguyên tắc thì quyền nuôi con 5 tuổi sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận, cả cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận của 2 bên về việc nuôi con vào quyết định ly hôn.
Còn nếu hai bên không thỏa thuận được và hòa giải không thành thì nếu có yêu cầu tòa giải quyết thì tòa sẽ phân định quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.
4.1. Hồ sơ giành quyền nuôi con khi ly hôn
Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu cả hai bên không thể thỏa thuận vấn đề nuôi con, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Hồ sơ giành quyền nuôi con khi ly hôn bao gồm:
– Đơn xin ly hôn (kèm yêu cầu phân chia giành quyền nuôi con) theo Mẫu số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP;
– Bằng chứng chứng minh điều kiện nuôi con (bằng chứng về thu nhập chẳng hạn như bảng lương, hợp đồng lao động; bằng chứng về điều kiện, hoàn cảnh sống; giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà ở; bằng chứng chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con…);
– Các hồ sơ khác về ly hôn (bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; bản sao có công chứng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con…).
4.2. Trình tự thủ tục
Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được giải quyết theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện về ly hôn có yêu cầu quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 2: Tòa án xem xét đơn trong trường hợp đơn hợp lệ, trường hợp đơn chưa hợp lệ thì ra thông báo bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện
Bước 3: Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Đương sự tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Toà án mở phiên tòa để giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án:
Trong phiên tòa này, các bên đương sự phải chứng minh được mình đủ điều kiện để nuôi con để Tòa án làm căn cứ giải quyết. Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Tòa án sẽ giải quyết việc ai nuôi con trong quá trình giải quyết ly hôn theo đơn khởi kiện về ly hôn.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tuệ An Law về “giành quyền nuôi con”. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc và các vấn đề cần giải đáp xin hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo Tel: 094.821.0550
Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
– Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn
– Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/ giờ tư vấn của Luật sư chính.
– Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn khởi kiện về việc ly hôn; thu thập chứng cứ;…
– Nhận đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Tòa án
– Tham gia bào chữa tại Tòa án
– Các dịch vụ pháp lý liên quan khác
Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
error: Content is protected !!